Thạc Sĩ Chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại nha trang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN iii
    LỜI CẢM ƠN . ix
    MỤC LỤC . v
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ix
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . x
    PHẦN MỞ ĐẦU x
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Phương pháp nghiên cứu . 4
    5. Kết cấu đề tài . 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh . 5
    1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh . 5
    1.1.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 6
    1.1.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter 9
    1.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị 12
    1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị 12
    1.2.2. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 14
    1.2.3. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị . 14
    1.2.4. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu 16
    1.2.5. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản . 20
    1.2.6. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng mô hình SCP . 22
    1.3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài . 25
    1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài . 25
    1.3.2. Nghiên cứu trong nước 27
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 32
    2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu . 32
    vi
    2.1.1. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp 32
    2.1.2. Thông tin dữ liệu . 32
    2.2. Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu . 33
    Chương 3: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY
    SẢN VIỆT NAM VÀ KHÁNH HÒA . 35
    3.1. Tình hình cung và cầu thủy sản thế giới . 35
    3.1.1. Nguồn cung thủy sản thế giới 35
    3.1.2. Nhu cầu tiêu dùng thế giới 36
    3.2. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam 37
    3.2.1. Tình hình cung nguyên liệu . 37
    3.2.1.1. Hoạt động khai thác 37
    3.2.1.2. Nuôi trồng thủy sản 38
    3.2.2. Tình hình chế biến thủy sản . 39
    3.2.3 Tình hình tiêu thụ . 41
    3.3. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Khánh Hòa 42
    3.3.1. Khai thác thủy sản . 42
    3.3.2. Nuôi trồng thủy sản . 44
    3.3.3. Tình hình chế biến thủy sản . 45
    3.3.4. Tình hình tiêu thụ 46
    3.4. Giới thiệu cá ngừ sọc dưa . 48
    3.4.1. Cá ngừ . 48
    3.4.2. Cá ngừ sọc dưa 48
    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ SỌC DƯA
    TẠI NHA TRANG . 51
    4.1. Phân tích cấu trúc thị trường 51
    4.1.1. Cấu trúc thị trường cá ngừ sọc dưa . 51
    4.1.2. Đặc điểm những tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang 52
    4.2. Tổ chức vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh trong ngành 60
    4.2.1. Phương thức giao dịch mua bán và thanh toán trên thị trường 60
    4.2.2. Quy trình xác lập giá mua bán 61
    4.2.3. Tiếp cận thông tin thị trường 63
    vii
    4.2.4. Hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc 65
    4.2.5. Tình hình cạnh tranh trong ngành 67
    4.2.5.1. Rào cản ngành và mức độ cạnh tranh 67
    4.2.5.2. Mức độ khác biệt của sản phẩm . 70
    4.2.6. Tác động của các qui định và chính sách đến các tác nhân trong chuỗi . 70
    4.3. Kết quả thực hiện thị trường . 75
    4.3.1. Phân tích chi phí và lợi nhuận biên cho mỗi tác nhân . 75
    4.3.2. Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị cá
    ngừ sọc dưa tại Nha Trang 79
    4.3.2.1. Chuỗi cung ứng cho thị trường xuất khẩu 79
    4.3.2.2. Chuỗi cung ứng cho thị trường nội địa . 82
    Chương 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ . 87
    5.1. Thảo luận kết quả 87
    5.2. Khuyến nghị . 89
    5.3. Kết luận . 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 95
    PHỤ LỤC . 100
    Phụ lục A: Bảng câu hỏi phỏng vấn công ty chế biến cá ngừ sọc dưa 100
    Phụ lục B: Bảng câu hỏi phỏng vấn nậu vựa thu mua cá ngừ sọc dưa . 101
    Phụ lục C: Bảng câu hỏi phỏng vấn ngư dân khai thác nghề lưới rê (lưới cản) 103
    Phụ lục D: Bảng câu hỏi phỏng vấn người bán sỉ cá ngừ sọc dưa 106
    Phụ lục E: Bảng câu hỏi phỏng vấn người bán lẻ cá ngừ sọc dưa 107
    Phụ lục F: Tính toán khác về lợi ích và chi phí của các tác nhân . 108

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngành thủy sản Việt Nam phát triển nhờ vào lợi thế có bờ biển dài khoảng 3.260 km
    và vùng biển rộng hơn 1 triệu km
    2
    chứa nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú đa dạng
    (FAO, 2005). Nguồn lợi chính là cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong
    đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,1 triệu tấn,
    khả năng cho phép khai thác 1,4 triệu tấn/năm (FAO, 2004). Đánh bắt thủy sản được
    xem là chỗ dựa sinh kế cho hàng chục triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng
    cư dân ven biển Việt Nam. Từ năm 1993, sau khi thuỷ sản được coi là ngành kinh tế
    mũi nhọn (NQ05-NQ/HNTW), nghề đánh bắt thuỷ sản đã có những bước phát triển
    đáng kể. Trong giai đoạn 1995-2010, sản lượng thuỷ sản tăng bình quân khoảng
    8%/năm, sản lượng khai thác tăng bình quân khoảng 5%/năm (GSO, 2005 và 2010).
    Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và hơn 10
    vạn lao động dịch vụ nghề cá. Số lượng tàu thuyền cũng tăng đều đặn qua các năm,
    theo thống kê trong khoảng 15 năm (1995 – 2010), tàu cá Việt Nam tăng khoảng 4,7 lần
    về số lượng và 5,7 lần về công suất.
    Từ khi định hướng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành chế
    biến thủy sản đã nhận được sự chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành và các địa
    phương. Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã được Thủ
    tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình tạo
    bước ngoặt trong thế kỷ 21 cho ngành chế biến thủy sản nước ta. Có thể nói, chế biến
    xuất khẩu thủy sản là động lực cho tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu trong khai thác
    và nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở - doanh nghiệp
    chế biến thủy sản, trong đó có 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu
    chuẩn của thị trường EU - một thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới (NQ09-NQ/TW). Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế
    giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Năm
    2009, thủy sản Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về giá trị kim ngạch xuất khẩu với
    4,3 tỉ USD (FAO, 2011a) và đóng góp 4% GDP của cả nước - chiếm 19,8% trong cơ
    cấu GDP nông nghiệp và giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động - chiếm 4% lực
    lượng lao động của cả nước (Nguyên Khải, 2011).
    2
    Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài hơn 200 km và
    gần 200 hòn đảo. Dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRV, 2005)
    đánh giá vùng biển Khánh Hòa có khoảng 600 loài cá, trong đó có khoảng 50 loài có
    giá trị kinh tế cao. Loài cá nổi chiếm một tỷ trọng cao với khoảng 115.800 tấn và mức
    sản lượng khai thác bền vững khoảng 38.000 tấn/năm (ALMRV, 2005). Đây là những
    điều kiện rất tốt cho ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển. Sản lượng thủy sản khai
    thác biển tăng bình quân 1,3%/năm từ năm 2001 đến 2009 và chiếm khoảng 73% -88% tổng sản lượng thủy sản của cả tỉnh (Sở NN&PTNTKH, 2009a). Năm 2009, sản
    lượng khai thác của Khánh Hòa khoảng 72.301 tấn và tạo việc làm cho hơn 31.000 lao
    động (Sở NN&PTNTKH, 2009b). Số lượng tàu cá của toàn tỉnh tăng từ 4.812 chiếc
    lên 12.802 chiếc (15%/năm) trong giai đoạn 2001-2009 và công suất máy tăng khoảng
    18%/năm (Chi cục KT&BVNLKH, 2009). Hiện nay, Khánh Hòa có khoảng 44 doanh
    nghiệp xuất khẩu thủy sản và đứng thứ 4 cả nước với kim ngạch xuất khẩu hàng năm
    đạt hơn 300 triệu USD.
    Mặc dù có nhiều lợi thế và đạt được những thành quả to lớn, nhưng ngành thủy
    sản Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách
    thức. Sự phát triển thiếu tính bền vững là nguy cơ lớn nhất đối với hoạt động sản x uất
    và phân phối sản phẩm thủy sản khai thác ở nước ta trong thời gian qua. Nguyên nhân
    thứ nhất là những bất cập và khó khăn liên quan đến chính sách quản lý, qui hoạch và
    tổ chức thực hiện quản lý, kiểm soát nghề cá đã dẫn đến sự phát triển quá mức đội tàu
    đánh bắt với cường lực khai thác lớn làm cho nguồn lợi biển ngày càng cạn kiệt và sản
    lượng khai thác ngày càng giảm (Pomeroy, 2010). Thứ hai là các yêu cầu khắt khe từ
    các nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ
    (Duy và ctv, 2012a). Chính những đòi hỏi cao của người tiêu dùng nên nhiều rào cản
    phi thuế quan liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật như quy định về chất lượng, nguồn
    gốc xuất xứ . đã được đặt ra đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu trên thế giới (Trâm
    Anh và Thúy Vy, 2010). Thứ ba là giá cả không ổn định và thường phụ thuộc vào
    những biến động trên thị trường thế giới. Cuối cùng là vấn đề bất cân bằng lợi ích giữa
    các tác nhân và thiếu sự hợp tác chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất và phân phối sản
    phẩm thủy sản (Trâm Anh, 2009; Duy và ctv, 2012a).
    Xuất phát từ vấn đề đặt ra ở trên, phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản là vấn
    đề được lựa chọn nghiên cứu của đề tài này. Do sự hạn chế về thời gian và tài chính,
    3
    nghiên cứu chỉ tập trung cho trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa
    1
    ở Nha Trang, tỉnh
    Khánh Hòa khi phần lớn tàu đánh bắt xa bờ khai thác loài cá này chủ yếu tập trung ở
    thành phố Nha Trang (Chi cục KT&BVNLKH, 2009). Đây là mặt hàng thủy sản có
    giá trị kinh tế cao và có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất và tiêu dùng sản phẩm
    thủy sản đánh bắt của thế giới. Theo thống kê của FAO (2011a), sản lượng đánh bắt
    và tiêu dùng cá ngừ sọc dưa xếp ở vị trí thứ 2 trong danh mục sản lượng cá biển khai
    thác được của thế giới với 2,6 triệu tấn trong năm 2009. Với sản lượng khai thác được
    quanh năm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cá ngừ sọc dưa đem lại nguồn sinh kế chủ
    yếu cho cộng đồng ngư dân khai thác nguồn lợi biển ở Nha Trang, Khánh Hòa, cũng
    như nguồn thu nhập quan trọng cho những tác nhân khác tham gia vào quá trình sản
    xuất và phân phối sản phẩm này. Tuy nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản ở các
    nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang tạo ra giá trị rất thấp và đang ở vị
    thế cạnh tranh yếu so với các nước phát triển (UNIDO, 2009). Nhận định này c ũng
    không phải là trường hợp ngoại lệ cho chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản mặt hàng cá
    ngừ sọc dưa ở Nha Trang (Duy và ctv, 2012a). Thêm vào đó, những thách thức hiện
    hữu đang làm suy yếu vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản này trên toàn
    chuỗi giá trị sản phẩn toàn cầu. Vì vậy, làm thế nào để tạo lập và nâng cao vị thế cạnh
    tranh lâu dài, có tính bền vững, cho chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa ở Nha Trang
    cũng như để tối đa hóa giá trị và lợi ích cho các đối tượng liên quan là câu hỏi không
    những cho các tác nhân trong chuỗi mà còn cho cả những nhà nghiên cứu và hoạch
    định chính sách.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn nghiên cứu về chuỗi giá trị và đề xuất phương
    pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển cho nghiên cứu này.
    - Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang
    - Đánh giá cách thức tổ chức, vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh mặt
    hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang.
    - Phân tích phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
    - Đề xuất giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh cho toàn chuỗi giá trị mặt hàng cá
    ngừ sọc dưa tại Nha Trang.
    1
    Tên tiếng Anh là Skipjack tuna và tên khoa học là Katsuwonus pelamis
    4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa bao
    gồm: ngư dân, chủ nậu vựa, công ty chế biến, người bán sỉ và người bán lẻ.
    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản mặt hàng cá
    ngừ sọc dưa được thực hiện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Các
    câu hỏi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn tập trung vào trả lời các mục tiêu nghiên cứu
    trên.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận nghiên cứu:
    - Tiếp cận phân tích theo chuỗi giá trị trên cơ sở áp dụng mô hình SCP (Structure
    – Conduct – Performance) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại
    thị trường Nha Trang.
    - Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng các mô hình cạnh tranh của Michael Porter để
    phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành và đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành.
    Phương pháp thu thập số liệu:
    Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân
    trong chuỗi gồm công ty chế biến, chủ nậu vựa, người bán sỉ, người bán lẻ và ngư dân
    bằng việc sử dụng bảng câu hỏi. Số liệu điều tra cho 3 năm: 2009, 2010 và 2011.
    5. Kết cấu đề tài
    Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Chương 2: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
    Chương 3: Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam và
    Khánh Hòa
    Chương 4: Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang
    Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị.
    5
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
    1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
    Porter (1980) cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần trên thị trường và bản chất
    của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức trung bình mà doanh nghiệp đang
    có. Nhưng để giành thắng lợi trên thị trường các chủ thể kinh doanh cần có lợi thế
    cạnh tranh (Porter, 1985). Theo Porter (1985), lợi thế cạnh tranh là khả năng cung cấp
    giá trị cao hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cao cho
    doanh nghiệp. Vì vậy, lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền
    lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh.
    Ở phạm vi không gian rộng hơn, trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của
    Porter (1990), lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, là những lợi thế của
    ngành, của quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương
    trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh
    tranh trực tiếp. Nhưng ngược lại, sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức
    cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế và sức cạnh tranh của một ngành lại xuất
    phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Porter (1985) cũng cho
    rằng lợi thế cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp không chỉ nằm ở mỗi hoạt động,
    mà còn ở mối liên kết giữa các hoạt động với nhau. Vì vậy, xây dựng lợi thế cạnh
    tranh cần dựa trên sự liên kết hợp tác dọc giữa các tác nhân trong chuỗi tạo giá trị cho
    khách hàng.
    Porter (1990) khẳng định rằng sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh
    doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao
    động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Lý luận của Porter
    (1990) về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên
    góc độ các doanh nghiệp trong ngành tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà
    nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh
    quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Do đó, lợi thế cạnh tranh
    một ngành hàng trên thị trường quốc tế không chỉ cần có sự liên kết hợp tác giữa các

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Axis Research (2005), Phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận, Báo cáo của Công ty
    Nghiên cứu thị trường Axis Research, 2005.
    2. Axis Research (2006), Phân tích chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long, Báo cáo của Công ty
    Nghiên cứu thị trường Axis Research, 2006.
    3. Chi cục KT&BVNLKH (2009), Báo cáo thống kê tàu thuyền Khánh Hòa năm 2008 và
    2009, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (KT&BVNLKH).
    4. Chi cục KT&BVNLKH (2011), Báo cáo thống kê tàu thuyền Khánh Hòa năm 2011, Chi
    cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa (KT&BVNLKH).
    5. EC (2008), Thiết lập một hệ thống trong Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa
    bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy
    định, Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu (EC).
    6. GSO (2005), Niên giám Thống kê 2005, Tổng Cục thống kê Việt Nam (General of
    Statistics Office - GSO), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
    7. GSO (2010), Niên giám Thống kê 2010, Tổng Cục thống kê Việt Nam (General of
    Statistics Office - GSO), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
    8. GSO (2011), Niên giám Thống kê tóm tắt 2011, Tổng Cục thống kê Việt Nam (General of
    Statistics Office - GSO), Hà Nội.
    9. GTZ (2006a), Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc Lắc. Chương trình Phát triển MPI-GTZ-SME (Chương trình hợp tác phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa Bộ Kế hoạch và
    Đầu tư và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức).
    10. GTZ (2006b), Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên, Chương trình Phát triển
    MPI-GTZ-SME (Chương trình hợp tác phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa Bộ
    Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Đức).
    11. GTZ (2009), Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp,
    Biên tập: Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú, Tháng 3/2009.
    12. Hội nghề cá Việt Nam (2007), Bách khoa thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    13. Lê Vịnh (2000), “Nghiên cứu áp dụng công nghệ bảo quản cá ngừ trên tàu đánh cá xa bờ
    ở khu vực miền Trung”, Trung tâm nghiên cứu thủy sản III-Bộ Thủy sản.
    14. Lưu Tiến Thuận và Lưu Thanh Đức Hải (2008), “Cấu trúc thị trường và phân tích kênh
    phân phối: Trường hợp sản phẩm heo tại Đồng bằng sông Cửu Long”, Trong: Cơ sở cho
    phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng song Cửu Long, Mai Văn
    Nam (chủ biên), Chương trình NPT/VNM/013, Nhà Xuất bản Giáo dục, tr. 108-125.
    15. Nghị Quyết 05-NQ/HNTW, Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn,
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII ngày
    10/6/1993.
    16. Nghị Quyết 09-NQ/TW, Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hội nghị lần thứ tư
    ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, ngày 9/2/2007.
    17. NGTKKH (2009), Niên giám Thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2009, Chi cục Thống kê
    Khánh Hòa.
    96
    18. NGTKKH (2010), Niên giám Thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2010, Chi cục Thống kê
    Khánh Hòa.
    19. Nguyên Khải (2011), “Quy hoạch chế biến thủy sản: khắc phục bất cập để phát triển”,
    Tạp chí Thương mại thủy sản, ISSN 1859-1175, Số 134, tháng 02/2011, tr. 23-25.
    20. Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Trâm Anh (2012a), “Hài hòa
    lợi ích giữa ngư dân và các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thuỷ sản khai thác -trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn, Số 6, Kỳ 2-Tháng 3/2012, tr. 11-19.
    21. Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến và Lưu Thanh Đức Hải (2008), “Phân tích
    cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”,
    Trong: Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu
    Long, Mai Văn Nam (chủ biên), Chương trình NPT/VNM/013, Nhà Xuất bản Giáo dục,
    2008, tr. 80-107.
    22. Nguyễn Trí Thanh (2006a), Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển tiểu ngành
    dâu tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Báo cáo của Dự án Quản lý bền vững
    nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung, Tháng 3/2006.
    23. Nguyễn Trí Thanh (2006b), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao su ở Quảng Bình, Báo
    cáo của Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung, Tháng
    12/2006.
    24. Nguyễn Thị Trâm Anh (2009), “Hợp tác trong chuỗi giá tr ị sản phẩm nuôi trồng - công cụ thúc
    đẩy ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy
    sản, Đại học Nha Trang, Số 4, tr. 84-89.
    25. Nguyễn Thị Trâm Anh và Huỳ nh Phan Thúy Vi (2010), “Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng
    cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp công ty cố phần Nha
    Trang Seafood F17”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại h ọc Đà Nẵng, Số 40-Quyển 2, tr.
    286-295.
    26. Phạm Thị Thanh Thủy, Nguy ễn Thị Trâm Anh và Nguyễn Thi Kim Anh (2011), Liên kết và h ỗ
    trợ ngư dân để phát triển kinh doanh bền vững cho sản phẩm thủy sản trường hợp mặt hàng cá
    cơm Khánh Hòa, Kỷ yếu Hội thảo 2011 “Phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội khhu
    vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng, tháng 9/2011, tr. 62- 75.
    27. Pomeroy R. (2010), Hiện trạng quản lý năng lực khai thác thủy sản ở Đông Nam Á và
    Việt Nam, Hội nghị quốc gia về tăng cường quản lý năng lực khai thác thủy sản ở Việt
    Nam, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam.
    28. SBS (2010), Thủy sản Việt Nam: Tổng kết năm 2010 và những dự phóng, Báo cáo ngành,
    Khối phân tích và tư vấn đầu tư Sacombank (SBS),
    www.sbsc.com.vn/portal/ ./e4bb49bd-a8bd-4c48-809d-6b5b147341bf.pdf.
    29. SEAT (2012), Phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cá tra và tôm ở Việt Nam,
    Dự án nuôi trồng phát triển thủy sản theo chuẩn thương mại (Dự án SEAT-Sustaining
    Ethical Aquatic Trade), EU FP7 Funded Project No. 222889 (2009-2013).
    30. Sở NN&PTNTKH (2009a), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa
    giai đoạn 2015 có tính đến 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa,
    Thực hiện bởi Công ty Cổ phẩn Tư vấn Biển Việt (VIETSEA) năm 2009.
    31. Sở NN&PTNTKH (2009b), Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2009, Sở Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa.
    97
    32. Tạp chí Thương mại thủy sản (2011), Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010. Số 134,
    tháng 2/2011.
    33. Thái Văn Đại, Lưu Tiến Thuận và Lưu Thanh Đức Hải (2008), “Phân tích cấu trúc thị
    trường và kênh marketing: Trường hợp cá tra, cá ba sa tại Đồng bằng sông Cửu Long”,
    Trong: Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ và nông hộ ở Đồng bằng song Cửu
    Long, Mai Văn Nam (chủ biên), Chương trình NPT/VNM/013, Nhà Xuất bản Giáo dục,
    2008, tr. 126-141.
    34. VASEP (2011), Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2011, Hiệp hội Chế biến và Xuất
    khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
    Tiếng Anh
    35. ALMRV (2005), Fisheries profile: Khanh Hoa province, In: Assessment of Living
    Marine Resources in Vietnam. Institute of Fisheries Economics and Planning (IFEP) and
    Research Institute for Marine Fisheries (RIMF), Hanoi, Vietnam.
    36. Bain J.S. (1951), “Relation of Profit to Industry Concentration: American Manufacturing
    1936-1940”, Quarterly Journal of Economics, 65(August): 293-324.
    37. Bjorndal T. and Gordon D.V. (2010), A value-chain analysis of international fish trade
    and food security - Notes on Prices and Margins in Fish Marketing, FAO report, March
    2012.
    38. De Silva D.A.M. (2011), “Value chain of fish and fishery products: origin, functions and
    application in developed and developing country markets”, In FAO (2012) Value-chain
    in small scale fisheries, Value-chain bibliography, Food and Agriculture Organization.
    39. Dolan C. and Humphrey J. (2000), “Governance and Trade in Fresh Vegetables: The
    Impact of UK Supermarkets on the African Horticulture Industry”, Journal of
    Development Studies, 37(2): 147–76.
    40. Dolan C. and Humphrey J. (2004), “Changing Governance Patterns in the Trade in Fresh
    Vegetables between Africa and the United Kingdom”, Environment and Planning, 36(3):
    491-509.
    41. Dubay K., Tokuoka S. and Gereffi G. (2010), A Value Chain Analysis of the Sinaloa,
    Mexico Shrimp Fishery, Center on Globalization, Governance & Competitiveness, Duke
    University, March 15, 2010.
    42. Duy N.N., Ola F., Kim Anh N.T. and Khanh Ngọc Q.T. (2012b), “Open-access Fishing
    Rent and Efficiency - The Case of Gillnet Vessels in Nha Trang, Vietnam”, Fisheries
    Research, 127-128 (2012), pp. 98-108.
    43. FAO (2004), Report of the national conference on responsible fisheries in Vietnam,
    FAO/FishCode Review No.9, Food and Agricultural Organization of the United Nations,
    Rome, Italy.
    44. FAO (2005), Report of the conference on the national strategy for marine fisheries
    management and development in Vietnam, FAO/FishCode Review No. 16, Food and
    Agricultural Organization of the United Nations, Rome, Italy.
    45. FAO (2006), Revenue distribution through the seafood value chain, Gudmundsson E.,
    Asche F., and Nielsen M., (Eds.), FAO, Rome, Italy. Availble at
    http://www.fao.org/docrep/009/a0564e/a0564e00.HTM
    46. FAO (2010), The State of World Fisheries and Aquaculture 2010, Food and Agriculture
    Organization of the United Nations (FAO), Rome, Italy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...