Tiểu Luận chuỗi cung ứng và ứng dụng trong tập đoàn Unilever

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    1. Giới thiệu về Unilever Việt Nam: 3
    2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng: 5
    2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM): 5
    2.1.1 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution) 5
    2.1.2 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics 6
    2.1.3 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM) 6
    2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng: 6
    2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng: 7
    3. Các thành phần trong chuỗi cung ứng: 8
    3.1.1 Hoạch định: 9
    3.1.1.1 Hoạch định nhu cầu: 9
    3.1.1.2 Hoạch định cung ứng 11
    3.1.1.3 Hoạch định sản xuất 12
    3.1.1.4 Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng: 12
    3.1.2 Nguồn lực: 14
    3.1.3 Sản xuất: 14
    3.1.3.1 Quá trình sản xuất 14
    3.1.3.2 Đóng gói 15
    3.1.4 Phân phối: 15
    3.1.4.1 Vận tải 15
    3.1.4.2 Nhà kho 16
    3.1.4.3 Hệ thống phân phối của Unilever Việt Nam: 17
    4. Các hệ thống hỗ trợ chuỗi cung ứng 18
    4.1 Hoạch định nguồn lực phân phối (DRP II) 18
    4.1.1 Định nghĩa 18
    4.1.1.1 Hoạch định nhu cầu phân phối (DRP I) 18
    4.1.1.2 Hoạch định nguồn lực phân phối (DRP II) 18
    4.1.2 Các thành phần của DRP II 18
    4.2 Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp (ERP) 19
    4.2.1 Định nghĩa 19
    4.2.2 Tại sao các doanh nghiệp cần có ERP ? 19
    4.3 Kỹ thuật dự báo (FT) 20
    4.4 Quản lý tồn kho (IM) 21
    4.4.1 Tại sao phải quản lý tồn kho? 21
    4.4.2 Vai trò tồn kho trong chuỗi cung ứng 21
    4.4.3 Các dạng quản lý tồn kho trong chuỗi cung ứng 21
    4.4.3.1 Quản lý tồn kho nguyên vật liệu thô : 21
    4.4.3.2 Quản lý tồn kho bán thành phẩm : 22
    4.4.3.3 Quản lý tồn kho thành phẩm : 22
    4.4.3.4 Kết luận cho quản lý tồn kho 22
    4.5 Hệ thống sản xuất tinh gọn (LPS) 22
    4.5.1 Sản xuất tinh gọn là gì? 22
    4.5.2 Mục tiêu của sản xuất tinh gọn 22
    4.5.3 Các nguyên tắc chính của sản xuất tinh gọn 23
    4.5.4 Trọng tâm của sản xuất tinh gọn 24
    4.5.5 Các bước thực hiện và thước đo mức độ thành công trong sản xuất tinh gọn 24
    4.5.6 Những doanh nghiệp nào sẽ được lợi từ sản xuất tinh gọn 25
    4.6 Hoạch định nhu cầu vật tư (MRP I) 25
    4.6.1 Khái niệm 25
    4.6.2 Ưu điểm 26
    4.7 Hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP II) 26
    4.7.1 Giới thiệu 26
    4.7.2 Các thành phần của MRP II 27



    1. Giới thiệu về Unilever Việt Nam:
    Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, đến nay Unilever - tập đoàn đa quốc gia về ngành hàng thực phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, gia đình – đang đầu tư vào hai doanh nghiệp: Lever Việt Nam (liên doanh với Tổng công ty Hóa chất Việt Nam – Vinachem) và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Unilever Bestfoods & Elida P/S. Unilever Việt Nam nằm trong nhóm 5 công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất trên thị trường.
    Trụ sở chính của tập đoàn Unilever Việt Nam tọa lạc tại khu C-11 đại lộ Nguyễn Lương Bằng, khu Nam Sài Gòn, có tổng diện tích 10.000 mét vuông. Tòa nhà bốn tầng này sẽ là nơi làm việc cho trên 600 nhân viên văn phòng của Unilever Việt Nam.
    Unilever đã đầu tư 120 triệu đô-la Mỹ vàoViệt Nam, tạo ra 2.000 việc làm trực tiếp và 6.000 việc làm gián tiếp cho người lao động địa phương. Các nhà máy sản xuất của Unilever Việt Nam tại Thủ Đức và Củ Chi là những cơ sở sản xuất mang tính cạnh tranh nhất trong số các nhà máy của Unilever và đạt tiêu chuẩn về an toàn, chất luợng sản phẩm, năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường.
    Khai thác yếu tố truyền thống, kết hợp với công nghệ hiện đại và kỹ năng tiếp thị, Unilever đã tạo được những thương hiệu mà bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể nhận biết và chấp nhận.
    Giống như mọi công ty khác, con người là tài sản quý báu nhất của Unilever. Chính sách của công ty là luôn tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất và dành cho họ một chế độ đãi ngộ xứng đáng cùng những cơ hội được đào tạo ở trong, ngoài nước và một môi trường làm việc thực sự mang tính quốc tế.
    Ngoài ra trong thời gian qua mọi hoạt động Unilever Việt Nam luôn hướng tới hỗ trợ phát triển cộng đồng. Trong hơn 10 năm qua, Công ty đã dành hơn 200 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng xã hội. Công ty đã kết hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan ban ngành địa phương thực hiện nhiều chương trình trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
    Không chỉ dừng ở các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh doanh, Unilever đã thể hiện trách nhiệm của một công ty đa quốc gia khi xác định xu hướng đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Công ty đã cam kết và coi việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động là một trong những việc ưu tiên hàng đầu. Cam kết này thể hiện rất rõ trong toàn bộ quá trình sản xuất:

    o Tất cả các nhà máy đều tiến hành hoạt động sản xuất theo nguyên tắc không có nước thải công nghiệp ra môi trường.
    o Đầu tư và sẵn sàng tiếp tục đầu tư cho những thiết bị và phương tiện hay thiết lập những hệ thống quản lý cần thiết để duy trì những tiêu chuẩn an toàn về môi trường theo quy định của nhà nước Việt Nam và của Công ty.
    o Liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất của Unilever như : hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...