Tiểu Luận Chứng minh tính tất yếu của giám sát , kiểm tra , thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHỨNG MINH TÍNH TẤT YẾU CỦA GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

    MỤC LỤC

    I. MỞ ĐẦU 2
    II. NỘI DUNG 2
    1. Nội dung kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước. 2
    2. Các hình thức kiểm soát 3
    2.1. Giám sát 3
    2.2. Kiểm tra. 3
    2.3. Thanh tra. 3
    3. Tính tất yếu của giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quản lý Hành chính nhà nước 3
    3.1. Nhu cầu khách quan. 4
    3.2. Nhu cầu chủ quan. 6
    III. KẾT LUẬN 8


    I. MỞ ĐẦUTrong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có ý nghĩa chính trị – xã hội và pháp lý to lớn.
    Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền chính là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo thực sự và trên thực tế hiệu quả của một loạt các nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung không thể thiếu được trong bất kỳ một nhà nước nào muốn được gọi là nhà nước pháp quyền như: phân công quyền lực, tính tối thượng của luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người,
    Đảm bảo tốt trong thực tiễn các cơ chế pháp lý giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước sẽ chính là một hình thức thể hiện sự kiểm tra của xã hội công dân đối với hoạt động của bộ máy công quyền nói chung và của các công chức nhà nước nói riêng và để hạn chế, tiến tới loại trừ thói quan liêu, cửa quyền, tệ nạn tham nhũng, cũng như tình trạng vô pháp luật, góp phần củng cố pháp chế, bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do của công dân.
    Bằng hoạt động thực tiễn và hữu hiệu của hệ thống giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước sẽ góp phần giúp cho nhà làm luật phát hiện ra các nhược điểm của hệ thống pháp luật hiện hành trong nhà nước pháp quyền để khắc phục và tiếp tục hoàn thiện nó như: những điểm còn bất cập, chồng chéo hoặc chưa hợp lý của văn bản pháp luật nào đó hay là sự không phù hợp với thực tiễn hoặc sự tồn tại của các quy phạm pháp luật “chết” trong hệ thống pháp luật,
    II. NỘI DUNG1. Nội dung kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước- Tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lý, hiệu quả của quyết định quản lý hành chính nhà nước;
    - Tuân thủ kỷ luật nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
    - Hình thức, phương pháp, phong cách thực hiện quyền hành pháp;
    - Tuân thủ, bảo đảm thực hiện quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân;
    - Tuyển chọn, bố trí, nâng cao trình độ của cán bộ công chức;
    - Sử dụng các nguồn vật chất, tài chính, lao động, các nguồn lực khác;
    - Tổ chức lao động, việc sử dụng các thành tựu mới trong hoạt động hành chính nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...