Tiểu Luận Chứng minh sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam là cách thức tất yếu để đi lên Chủ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sáng tạo.
    Sau hơn 20 năm đổi mới, từ một đất nước thiếu ăn quanh năm, trông chờ chủ yếu vào sự viện trợ từ bên ngoài; hàng tiêu dùng khan hiếm, người lao động không có việc làm . nước ta đã trở thành một đất nước không những đủ ăn, mà còn có lương thực, thực phẩm dự trữ và đến nay xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới; nhu cầu tiêu dùng trong nước được thỏa mãn về nhiều mặt, kết cấu hạ tầng phát triển, nền kinh tế - xã hội sôi động, đất nước không ngừng phát triển. Chính nhờ đổi mới cơ chế, chính sách nhằm không ngừng phát triển các thành phần kinh tế, các tiềm năng của xã hội được khai thác, nội lực được phát huy, sức mạnh của bên ngoài được huy động.
    Chính những thành quả trên của công cuộc đổi mới đã khẳng định việc lựa chọn mô hình: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, mà theo nghĩa rộng của cụm từ này có thể hiểu là nền kinh tế Việt Nam nhằm tới mục tiêu xây dựng thành công một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Đây là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với tất yếu của lịch sử.
    Chính vì những lý do trên đó tôi đã chọn đề tài: “ Chứng minh sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam là cách thức tất yếu để đi lên Chủ nghĩa xã hội” làm đề tài tiểu luận của mình.
    Nhiệm vụ chính của đề tài là làm rõ lý luận về tính tất yếu của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời phân tích thực tiễn đất nước ta trước và sau đổi mới để chứng minh cho tính tất yếu trên.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm hai phần chính:
    - Cơ sở lý luận: Phân tích lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
    - Cơ sở thực tiễn: Phân tích tính tất yếu của việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. So sánh nền kinh tế Việt Nam trước và sau đổi mới trong đó lấy phát triển nền kinh tế nhiều thành phần làm trọng tâm.







    MỤC LỤC

    Mở đầu 1
    Nội dung 2

    I – Cơ sở lý luận chung
    1. Khái niệm về kinh tế thị trường 2
    2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
    về nền kinh tế nhiều thành phần 2
    II – Cơ sở thực tiễn 8
    1, Thực tiễn sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    trước đổi mới 8
    2, Thực tiễn phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam
    sau đổi mới đến nay 9
    Kết luận 18
    Danh mục tài liệu tham khảo 20
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...