Tiểu Luận Chứng minh rằng ở nước ta quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ qua

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) cùng với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của ba quyền và sự phân công, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước mới được chính thức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hòan cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam các tri thức của nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Và đến Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII), (1995), quan niệm của Đảng về sự tồn tại của ba quyền đã được sự bổ sung quan trọng: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có nói rằng, quan điểm về sự thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa ba quyền và quyền lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo trong thiết kế mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Quan điểm về tính thống nhất của quyền lực về sự phân công phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một quan điểm chính trị pháp lý khái quát. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề lý luận được đặt ra chưa thật sự được giải đáp: đó là quan niệm thế nào về tính thống nhất của quyền lực nhà nước ; sự phân công phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cần được xác lập trong mối quan hệ quyền lực nào: thống nhất ở chỗ nào và độc lập, phân công, phối hợp như thế nào.

    Ở nước ta xuất phát từ bản chất của Quốc hội với tính cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội cần nắm giữ những quyền hạn mà việc thực thi chúng có ý nghĩa quyết định đối với tòan bộ hoạt động Nhà nước.

    Quyền quyết định các vấn đề quan trọng
    , trong đó cần chú trọng đến quyền quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước . Vấn đề ngân sách Nhà nước luôn có ý nghĩa quyết định đối với tòan bộ hoạt động Nhà nước. Do vậy quyền quyết định ngân sách Nhà nước được khẳng định thuộc về Quốc hội và chỉ thuộc về Quốc hội mà thôi.

    Quốc hội là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp. Do vậy quyền làm luật là thẩm quyền cơ bản nhất của Quốc hội. Để thực hiện quyền này, đảm bảo vai trò quyết định của Quốc hội đối với tòan bộ hoạt động lập pháp, thông qua từng giai đoạn của quá trình làm luật cần xử lý các mối quan hệ :
    a) Quan hệ với các chủ thể sáng kiến pháp luật theo luật định.
    b) Quan hệ với cơ quan, tổ chức dự thảo luật.
    c) Quan hệ với ủy ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan ban hành các pháp lệnh.

    Quốc hội với tư cách là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tổ chức và hoạt động của Quốc hội cần được đổi mới để phù hợp với nhu cầu xây dựng pháp luật trong tình hình mới. Muốn vậy cần thiết phải chuyển từ một Quốc hội không chuyên trách, từ một Quốc hội họp theo định kỳ mỗi năm hai lần sang Quốc hội có nhiều đại biểu chuyên trách hơn và có thể họp nhiều kỳ hơn, từ một Quốc hội trên thưc tế hoạt động theo đòan địa phương sang một Quốc hội hoạt động chủ yếu theo tư cách đại biểu kết hợp với hoạt động theo đòan. Điều đặc biệt có ý nghĩa là phải phát huy tinh thần tích cực của bản thân các đại biểu Quốc hội, đảm bảo cho đại biểu Quốc hội có quyền tự mình làm báo cáo công khai trước Quốc hội, trực tiếp đưa ra các khuyến nghị thậm chí có quyền đưa ra cả một dự án luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...