Luận Văn Chứng minh quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chứng minh quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất




    Mở đầu

    Qúa trình tiến hoá của nhân loại từ buổi sơ khai đến nay là cả một chặng đường rất dài luôn luôn vận động, sinh tồn và phát triển theo quy luật từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Những quá trình ấy con người luôn luôn đấu tranh với thiên tai để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ con người. Đó là yêu cầu khách quan của xã hội loài người:
    Xã hội loài người ngày càng phát triển, hoàn thiện không ngừng. Do đó có nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần ngày càng lớn. Muốn làm ra của cải vật chất loài người đã không ngừng cải tiến công cụ lao động và cải tạo thiên nhiên để phục vụ sản xuất.
    Vậy sản xuất là một phạm trù vĩnh viễn, là một tất yếu khách quan.Vì không bao giờ loài người lại không cần đến sản xuất vật chất. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu sản xuất vật chất và tinh thần càng phát triển bấy nhiêu. Xã hội loài người tồn tại và phát triển luôn dựa vào phương thức sản xuất. Nhờ phương thức sản xuất mà con người làm ra của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.
    Ứng với mỗi phương thức sản xuất là một lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nhất định. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển dẫn đến phương thức sản xuất mới ra đời. Đó cũng chính là xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Nghiên cứu về mối quan hệ này: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ cho ta thấy rõ điều này.



    I. Lực lượng sản xuất- quan hệ sản xuất quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất- trình độ của lực lượng sản xuất.
    1.Lực lượng sản xuất(LLSX).
    LLSX biểu hiện quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Trình độ của LLSX thể hiện ở trình độ chinh phục tự nhiên của loài người. Đó là kết quả của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động của tự nhiên, tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và sự phát triển của loài người.
    1.1. LLSX bao gồm:
    -Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động.
    -Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.
    Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động . Trong tư liệu lao động có công cụ lao động và những tư liệu lao động khác cần thiết cho sự vận chuyển, bảo quản sản phẩm .
    Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có một bộ phận nào của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất, được con người sử dụng. Con người không chỉ tìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động có sẵn, mà cón sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động. Sự phát triển của sản xuất có liên quan tới việc đưa các đối tượng ngày càng mới hơn vào quá trình sản xuất. Điều đó có tính quy luật bởi chính những vật liệu mới mở rộng khả năng sản xuất của con người.
    Tư liệu lao động là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động, chúng dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động
    Trong tư liệu lao động công cụ lao động là hệ thống xương cốt, bắp thịt của sản xuất. Trong quá trình sản xuất,công cụ lao động luôn được cải tiến. Nó là yếu tố động nhất và cách mạng nhất trong LLSX.
    Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế.
    Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động khi chúng kết hợp với lao động sống. Chính con người và trí tụê của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất. Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội. Như Lênin viết: “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”.Vì vậy sự phát triển của LLSX và sự phát triển của tư liệu lao động thích ứng với bản thân con người, với sự phát triển văn hoá, khoa học, kỹ thật của họ.
    1.2.Về vai trò quan trọng của LLSX, Mác đã viết:”Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những LLSX. Do đó những LLSX mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình”. ”Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”
    Năng xuất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời xét đến cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới.


     
Đang tải...