Tiểu Luận Chứng minh pháp luật phong kiến Trung Quốc là pháp luật nho giáo.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐÔI NÉT VỀ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
    1. Tu thân
    Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức . để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà Nam giới phải theo. Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà Nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương (vua – tôi; cha – con; chồng – vợ), Ngũ Thường (nhân – lễ - nghĩa – chí – tín), Tam Tòng (tại gia tòng phụ – xuất giá tòng phu – phu tử tòng tử), Tứ Đức (công – dung – ngôn – hạnh) thì xã hội sẽ được an bình. Người Quân tử phải đạt được ba điều trong quá trình Tu Thân:
    Đạt Đạo: Đạo có nghĩa là "Con đường" hay "Phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống.
    Đạt Đức: Quân tử phải đạt được ba đức: "Nhân - Trí - Dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba đức mà ta chưa làm được. Người Nhân không lo buồn, người Trí không nghi ngại, người Dũng không sợ hãi " (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "Dũng" bằng "Lễ, Nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí". Đến thời Hán nho thêm một đức nữa là "Tín" nên có tất cả năm đức là: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín". Năm đức này còn gọi là Ngũ Thường.
    Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc : tức là người quân tử phải có một vốn văn hóa toàn diện.
    2. Hành đạo
    Sau khi Tu Thân, người quân tử phải Hành Đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ". Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị có hai phương châm:
    Nhân Trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” ( Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác - sách Luận ngữ). "Nhân" được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "NgưLời không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).
    Chính Danh: Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ).
    Thuyết về quản lý thế giới và làm lợi cho dân của Nho giáo là một phần của văn hóa Trung Quốc truyền thống vốn rất sâu sắc. Nó đã tự thiết lập cho mình những lý tưởng về đạo đức và hệ thống tiêu chuẩn giá trị mà đã đặt định ra nền tảng cho cả xã hội Trung Quốc trong hàng ngàn năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...