Tiểu Luận Chứng minh pháp luật phong kiến Trung Quốc là pháp luật Nho giáo ( 9đ)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    B. NỘI DUNG
    I. Khái quát chung về tư tưởng Nho Giáo:

    Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là Quân Tử ( Quân = người làm vua, Quân tử = chỉ tầng lớp trên ở trong xã hội để phân biệt với kẻ "Tiểu nhân" những người thấp kém về điạ vị xã hội; "Quân tử" là những người cao thượng có phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với kẻ "Tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền ). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "Tự Đào Tạo", phải "Tu Thân". Sau khi Tu Thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "Hành Đạo" ( Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng ( hoặc như họ tự nhận mình là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm Vua cho người nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh).
    II. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là pháp luật Nho Giáo:
    1. Luật pháp phong kiến Trung Quốc kết hợp giữa Lễ và Hình:

    - Từ thời Tây Chu, lễ đã dần dần trở thành một thể chế chính trị, hổ trợ cho hình luật. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ và do sự xuất hiện các tư tưởng chính trị khác, đặc biệt là thuyết pháp trị – phù hợp với tình hình xã hội nên việc áp dụng lễ giáo chưa giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt, trong triều đại nhà Tần, Tần Thuỷ Hoàng chủ trương chỉ sử dụng pháp luật, không dùng lễ giáo nhân nghĩa để cai trị. Do đó, lễ giáo trong thời kỳ này rất mờ nhạt.
    - Từ nhà Hán trở về sau, đặc biệt là từ đời Hán Vũ Đế, ông chủ trương sử dụng nho giáo để quản lý nhà nước và biến nho giáo thành quốc giáo thì lễ – nội dung trọng tâm của nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội phong kiến. Lễ kết hợp với hình luật để xây dựng và thực thi pháp luật.Trong mối quan hệ giữa lễ và hình thì hình dùng các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn lễ thì mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì.
    - Thực hiện chủ trương kết hợp lễ và hình, nhà nước phong kiến trung quốc áp dụng các nguyên tắc:
    + Đức chủ hình phụ
    + Lễ pháp tịnh dụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...