Tài liệu Chứng minh nhân thân người phạm tội

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của vấn đề
    Nhân thân là một vấn đề được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực: triết học, xã hội học, tâm lý học, luật học . Nói đến nhân thân là nói đến con người với tính cách là một thành viên của xã hội, một thực thể xã hội cũng như một con người tham gia vào những quan hệ xã hội. Nhân thân người phạm tội có yếu tố quyết định đến việc xây dựng các biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội. Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án tiền sự . Vì vậy, Luật Thi hành án hình sự 2010 đã được xây dựng với chế độ giáo dục, cải tạo người bị kết án phạt tù trên cơ sở nhân thân người phạm tội để đảm bảo có sự cải tạo, giáo dục phù hợp và có hiệu quả với từng phạm nhân. Đề tài này của chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn để chứng minh vấn đề trên.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    ã Phương pháp nghiên cứu lí luận trên các kết quả nghiên cứu có sẵn như internet, sách, báo.
    ã Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, liệt kê, đánh giá,
    3. Kết cấu đề tài
    Đề tài gồm 4 phần:
    1. Đặc điểm sinh học.
    2. Đặc điểm xã hội.
    3. Đặc điểm nhận thức tâm lý.
    4. Các đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự.






    1. Đặc điểm sinh học
    Giáo dục và cải tạo phạm nhân là một vấn đề quan trọng để họ sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng và trở thành người lương thiện. Để thực hiện tốt vấn đề này cần phải có một quá trình và kế hoạch lâu dài được áp dụng cho từng đối tượng. Từ đó, mỗi đối tượng cần có một biện pháp để giáo dục cải tạo khác nhau. Một trong những căn cứ để đề ra kế hoạch, biện pháp để có thể giáo dục cải tạo tốt người phạm tội là dựa vào yếu tố nhân thân của người phạm tội.
    Đặc điểm sinh học là một trong những yếu tố quan trọng của nhân thân người phạm tội. Trong thi hành án hình sự, để giáo dục và cải tạo tốt người phạm tội đặc điểm sinh học bao gồm độ tuổi và giới tính là một cơ sở để định hướng trong suốt quá trình thi hành án.
    Tại Điều 4 Luật THAHS đã quy định một trong những nguyên tắc trọng tâm, cơ bản trong thi hành án hình sự (THAHS) là kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án; thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Luật cũng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào những nội dung quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo người chấp hành án trong thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực mà thể hiện rõ nét nhất trong thi hành án phạt tù (đặc biệt là đối với phạm nhân nữ và phạm nhân là người chưa thành niên) và thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên, bảo đảm chính sách khoan hồng nhân đạo của Nhà nước Việt Nam.
    1.1. Độ tuổi
    Độ tuổi phản ánh năng lực hành vi dân sự của cá nhân, khả năng cá nhân nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Thông qua độ tuổi phần nào cũng phản ánh quá trình cải tạo của phạm nhân, thông qua đó đối với từng độ tuổi khác nhau sẽ có phương pháp cải tạo khác nhau. Trong tội phạm học độ tuổi được chia làm 4 nhóm: từ 14 đến dưới 18 tuổi, 18 – 30 tuổi, 30 – 45 tuổi, lớn hơn 45 tuổi. Trong thi hành án hình sự, độ tuổi được áp dụng để có kế hoạch cải tạo, cụ thể:
    1.1.1. Đối tượng phạm nhân thuộc lứa tuổi chưa thành niên
    Ở lứa tuổi này khả năng nhận thức, làm chủ hành vi còn hạn chế, do đó họ có chưa nhận thức hết hậu quả của hành động mình làm. Phần lớn trình độ học vấn còn thấp và chưa có nghề nghiệp ổn định do đó cần phải đào tạo học vấn cũng như nghề nghiệp cho học.
    Quy định đối với giam giữ phạm nhân, căn cứ theo Điều 27 Luật THAHS phạm nhân là người chưa thành niên thì được bố trí giam giữ riêng trong các khu giam giữ. Hơn nữa luật THAHS còn dành riêng ra hẳn một mục những quy định đối với phạm nhân là người chưa thành niên theo đó căn cứ theo các Điều 51, 52, 53 quy định chế độ quản lý, giáo dục học nghề, học văn hóa, lao động của đối tượng này phải có chế độ riêng phù hợp đặc biệt là việc bắt buộc học chương trình tiểu học, phổ cập trung học cơ sở và học nghề để chuẩn bị những điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành hình phạt tù. Ngoài ra, họ không phải làm những công việc nặng nhọc nguy hiểm hoặc tiếp xúc chất độc hại và được lao động ở khu vực riêng phù hợp với độ tuổi của mình. Do lứa tuổi với đặc điểm tâm sinh lý và nhân thực còn hạn chế nên phạm nhân là người chưa thành niên ngoài những tiêu chuẩn ăn mặc ở sinh hoạt văn hóa, văn nghệ như phạm nhân là người thành niên họ còn có những tiêu chuẩn riêng như được tăng thêm phần thịt cá cấp thêm quần áo đồ dùng cá nhân nghe đài, đọc sách báo, vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi mình. Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân của họ cũng được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Thông qua những quy định này có ý nghĩa tác động đến tâm lý phạm nhân, giúp họ có động lực để cải tạo tốt hơn, sớm được tự do để hòa nhập với xã hội và đoàn tụ với gia đình.
    Thời gian vừa qua công tác giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thành niên rất được quan tâm, đã có nhiều hoạt động thiết thực để giúp phạm nhân lứa tuổi này sớm hòa nhập cộng đồng. Theo nguồn tin tại congannghean.vn, ngày 01/11/2012 vừa qua, Trại giam số 6 thuộc Bộ Công An và Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Nghệ An đã tổ chức ký kết “phối hợp giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng”.
    1.1.2. Đối với phạm nhân là người lớn tuổi
    Theo quy định tại Điều 29 Luật THAHS phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi sức khỏe của mình. Đồng thời, trong thi hành án hình sự, độ tuổi cũng là căn cứ để quy định chế độ lao động của phạm nhân. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP hướng dẫn thực hiện chế lao động và sử dụng kết quả lao động, dạy nghề của phạm nhân trong các trại giam được quy định tại Điều 1 của TTLT 04/2010: “Trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, phạm nhân phải lao động và học tập theo quy định của pháp luật để cải tạo. Căn cứ vào sức khỏe, lứa tuổi, giới tính, mức án, tính chất tội phạm của phạm nhân, giám thị trại giam bố trí công việc cho từng phạm nhân một cách thích hợp”.
    Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP cũng quy định những phạm nhân được miễn lao động nặng nhọc, độc hại theo danh mục quuy định của pháp luật bao gồm: “phạm nhân nam từ 55 tuổi trở lên, phạm nhân là người chưa thành niên, phạm nhân là nữ, phạm nhân được y tế của trạm xác định không đủ sức khỏe để lao động nặng nhọc”.
    1.2. Vấn đề giới tính
    1.2.1. Về chế độ quản lý giam giữ phạm nhân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...