Chuyên Đề Chứng khoán phái sinh là gì?

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến cổ phiếu, trái phiếu như những công cụ đầu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn rất bao la, mà cổ phiếu, trái phiếu chỉ là một vài trong số những “món đồ chơi” ở đây. Còn vô số những khái niệm và công cụ đầu tư khác phải kể đến, mà chứng khoán phái sinh chính là yếu tố quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua.


    Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps).


    Từ sự khởi đầu đơn giản với hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn .


    Hợp đồng tương lai (Futures) là việc thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó. Ví dụ: Vào đầu năm 2002, công ty A ký hợp đồng tương lai với công ty B mua 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg với thời điểm mua vào cuối năm 2003. Như vậy vào thời điểm mua, công ty B phải bán cho công ty A 100 tấn gạo với giá 2 USD/kg và công ty A phải mua 100 tấn gạo của công ty B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường vào cuối năm 2003 là bao nhiêu chăng nữa.


    Lúc đầu, đối tượng của các future trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng tương lai với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Ví dụ, công ty sản xuất sô- cô- la Hershay đã bao tiêu nguồn cung cấp ca- cao trên thị trường với các hợp đồng tương lai để giới hạn rủi ro nếu giá ca- cao tăng lên. Hợp đồng tương lai thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đến thập niên 80, các hợp đồng tương lai bắt đầu nở rộ và phố biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), Hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), Hợp đồng tương lai ngoại hối (currency futures), Hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (metal and mineral futures) .


    Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào: từ nông sản, tiền tệ cho tới các chứng khoán. Điểm khác biệt của hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng tương lai là giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa theo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...