Thạc Sĩ Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hang hóa cho thị trường chứng khoán

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Tính cấp thiết của đề tài:

    Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt đối với Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, thị trường tài chính còn chưa phát triển, nguồn vốn cho phát triển kinh tế chủ yếu từ các ngân hàng thương mại (NHTM), thì việc ra đời TTCK đã tạo thêm kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng góp phần phát triển kinh tế.

    Sau 8 năm hoạt động, TTCK nước ta đã đem lại những thành tựu nhất định, cụ thể là tạo thêm một kênh huy động vốn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, tạo điều kiện cho các nguồn tiền nhàn rỗi có nhiều cơ hội sinh lời. Song vẫn còn nhiều tồn tại như thị trường tăng trưởng chưa bền vững, hàng hóa chưa đa dạng về chủng loại, năng lực và chất lượng cung cấp dịch vụ của các trung gian chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư,vv Để TTCK phát triển bền vững và là kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu, cần thiết đưa ra hàng loạt các giải pháp. Một trong các giải pháp đó là gia tăng chủng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường. TTCK không chỉ có giao dịch các cổ phiếu, trái phiếu mà còn nhiều công cụ tài chính khác nữa.

    Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản là một kỹ thuật đã được nhiều nước đưa vào ứng dụng để đa dạng hóa các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường và cũng tạo thêm kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra, ứng dụng chứng khoán hóa nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm tài chính cho thị trường góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của các định chế tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

    Xuất phát từ những lý do đó, để cho TTCK phát triển bền vững, góp phần tạo vốn trung và dài hạn để phát triển nền kinh tế, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

    Mục tiêu nghiên cứu

    Trên cơ sở lý luận về chứng khoán hóa; phân tích vai trò mà chứng khoán hóa đem lại; phân tích thực trạng TTCK trong mối liên hệ với thị trường cho vay thế bất động sản, thị trường bất động sản. Qua đó, đánh giá những khó khăn, thuận lợi, khó khăn và những điều kiện của việc chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản. Theo đó, đề tài tập trung nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau:

    - Chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp bất động sản nhằm tạo thêm hàng cho TTCK Việt Nam.

    - Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo thêm một công cụ mới cho đầu tư và cho việc huy động vốn trên thị trường tài chính.

    - Nghiên cứu điều kiện ứng dụng chứng khoán hóa các khoản vay bất động sản vào Việt Nam.

    - Đề xuất những giải pháp ứng dụng chứng khoán hóa các khoản vay bất động sản vào Việt Nam.

    Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung mang tính lý luận và thực tiễn về chứng khoán hóa các khoản thế chấp bất động sản từ các NHTM, chủ yếu là các khoản vay mua nhà, mà không đề cập đến các khoản đầu tư vào bất động sản của các định chế tài chính khác. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu những kinh nghiệm thực hiện chứng khoán hóa của một số nước trên thế giới. Từ đó, đề tài phân tích tính khách quan và sự cần thiết của ứng dụng chứng khoán hóa các khoản vay này vào Việt Nam để tạo hàng hóa cho TTCK Việt Nam. Đồng thời đưa ra những đề xuất để ứng dụng chứng khoán hóa vào Việt Nam.

    Phương pháp nghiên cứu:

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

    - Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp tư duy hệ thống để đi từ cơ sở lý luận, phân tích thực tế, kinh nghiệm của các quốc gia để đưa vào ứng dụng cho phù hợp với tình hình cụ thể ở Việt Nam hiện nay.

    - Phương pháp chuyên gia: thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị tiếp thu các ý kiến đóng góp của chuyên gia để bổ sung, hoàn chỉnh các giải pháp đưa ra.

    Đề tài tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan về chứng khoán hóa như các bài viết; bài tham luận để làm rõ nội dung nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...