Luận Văn Chứng khoán hoá các khoản cho vay bất động sản - giải pháp mới ở thị trường bất động sản Việt Nam -

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ

    khiến nhu cầu nhà ở, văn phòng, đất thương mại tăng cao trong khi nguồn

    cung hạn chế. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho các dự án bất động sản là rất lớn và

    được tài trợ chủ yếu từ hệ thống ngân hàng (chiếm đến 70-80% giá trị công

    trình). Tuy nhiên, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp bất động sản phần lớn là

    các nguồn trung và dài hạn nhưng nguồn huy động của các ngân hàng lại là vốn

    ngắn hạn vì thế rất dễ gây ra rủi ro cho các ngân hàng. Do đó các ngân hàng

    cũng chỉ có thể cân đối một phần tín dụng của mình cho các dự án bất động sản.

    Trong khi lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân rất lớn nhưng việc thu hút đầu tư

    vào thị trường bất động sản vẫn còn hạn chế là bởi sản phẩm bất động sản có giá

    trị lớn trong khi vốn nhàn rỗi thường là vốn nhỏ lẻ nên khó có thể tham gia vào

    được. Để giải quyết những bất cập trên thị trường bất động sản, chúng ta cần có

    những hướng giải quyết mới và trong đề tài của mình, nhóm nghiên cứu giới

    thiệu đến công cụ chứng khoán hoá.

    Chứng khoán hoá các khoản cho vay bất động sản sẽ giải quyết vướng

    mắc trên khi nó sẽ chia dự án thành nhiều chứng chỉ có mệnh giá phù hợp để

    người dân, các nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường. Hơn nữa, thị trường

    các chứng chỉ được chứng khoán hoá sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhiều

    quỹ đầu tư xã hội, bảo hiểm, công ty tài chính, chứng khoán và ngân hàng tạo sự

    liên thông giữa thị trường vốn – tiền tệ - bất động sản.

    Vai trò huy động vốn và tạo sự liên thông trên thị trường tài chính là

    không thể phủ nhận, nhưng bản chất của nó thể hiện ở việc đã tách bạch được

    nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu. Chúng ta có thể hiểu chứng khoán bất động

    sản là một loại chứng khoán đặc biệt kết hợp giữa hai hình thức đầu tư chứng

    khoán và đầu tư bất động sản, được đảm bảo bằng giá trị bất động sản mà nó đại

    diện, đồng thời cho phép các nhà đầu tư kiếm lời trên biến động giá trị của bất

    động sản này nhưng không nắm giữ quyền sở hữu trực tiếp một phần hay toàn

    bộ bất động sản đó trong quá trình sở hữu chứng khoán. Các chứng khoán bất

    động sản này sẽ được giao dịch và chuyển nhượng tự do trên các sàn giao dịch

    để tạo tính thanh khoản và đến khi toàn bộ dự án hoàn thành sẽ được bán đấu

    giá và chia cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ nắm giữ chứng khoán bất động sản. Khi

    đó những người có nhu cầu thực sự sẽ là những người sở hữu nhà.

    Đi cùng với việc chứng khoán hoá sẽ kèm theo yêu cầu về minh bạch

    thông tin. Việc cần thiết là hoàn thiện các tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng

    đối với các chủ thể tham gia quá trình. Thông tin về các dự án bất động sản phải

    được công khai và các bước tiến hành công bố thông tin tương tự như các doanh

    nghiệp khi muốn niêm yết trên sàn chứng khoán, các dự án sẽ phải có bản giới

    thiệu chi tiết về mục đích, quy mô dự án, tiến độ hoàn thành, nhu cầu vốn và các

    chế tài đối với doanh nghiệp khi không hoàn thành đúng hẹn hoặc thông tin

    công bố không chính xác từ phía cơ quan quản lý, tổ chức giám sát, tổ chức bảo

    lãnh phát hành.

    Với những nội dung đã trình bày về mặt yêu cầu và lợi ích của hoạt động

    chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp bất động sản, đề tài sẽ được bố trí

    với bố cục như sau:

    Chương I: Tổng quan về chứng khoán hoá các khoản cho vay bất động

    sản.

    Chương II: Triển vọng áp dụng chứng khoán hoá các khoản cho vay thế

    chấp tại Việt Nam.

    Chương III: Các giải pháp, kiến nghị nhằm ứng dụng công cụ chứng

    khoán hoá các khoản cho vay bất động sản ở Việt Nam.

    Với bố cục đề tài như trên chương I nhằm mục đích giải thích về chứng

    khoán hoá và lợi ích cũng như rủi ro của chứng khoán hoá, đồng thời cũng đưa

    ra một số bài học từ một số quốc gia. Chương tiếp theo là tổng quan về thị

    trường bất động sản, hoạt động tín dụng bất động sản và một số hình thức áp

    dụng công cụ này tại Việt Nam. Và nội dung cuối cùng sẽ là một số giải pháp,

    kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhằm tạo hành lang pháp lý và cơ chế chính

    sách thuận lợi cho công cụ này phát triển.

    Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài song do nhận thức còn hạn chế nên

    đề tài không tránh khỏi sai sót, các thành viên của đề tài rất mong nhận được

    những ý kiến đóng góp của hội đồng xét duyệt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...