Tài liệu Chứng chỉ quốc tế nào cần thiết cho các ứng viên CNTT

Thảo luận trong 'Thiết Kế Web' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chứng chỉ quốc tế nào cần thiết cho các ứng viên CNTT


    Trong vô số chứng chỉ trong lĩnh vực CNTT, chọn chứng chỉ nào không


    phải dễ với cả người tuyển dụng và các ứng viên.





    Tuyển dụng một chuyên gia quản lý mạng máy tính, phần cứng và phần


    mềm không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Liệu bạn có dám chắc rằng


    những kỹ năng được liệt kê trong hồ sơ của ứng viên phản ánh đúng những


    kinh nghiệm về công nghệ mà công việc kinh doanh của bạn cần đến?


    Không tuân theo bất kỳ một quy cách nào cả, hàng trăm chứng chỉ liên quan


    tới công nghệ được các tổ chức sử dụng để bán dịch vụ của họ với tên gọi là


    những chữ cái viết tắt khó hiểu. Tuy thế, 68% các nhà quản lý sử dụng nhân


    viên CNTT xem những chứng chỉ đó có mức độ ưu tiên trung bình hoặc cao,


    theo kết quả một nghiên cứu của CompTIA, tổ hợp lớn nhất trong lĩnh vực


    cấp chứng chỉ độc lập.


    Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nội


    dung của các chứng chỉ này và những kỹ năng liên quan tới công nghệ nào


    được bao gồm trong đó.


    Hầu hết các chương trình cấp chứng chỉ máy tính đều không có yêu cầu về


    trình độ đại học và chúng có thể giúp những chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật


    (support desk) hay các nhà quản trị mạng những lợi thế so sánh trong tuyển


    dụng và giúp họ tăng thu nhập. Theo CompTIA, các doanh nghiệp thông


    thường sẽ trả một khoản tiền thưởng 10% cho những ai mà đạt được một


    trong những chứng chỉ đầu vào của công ty. Các cá nhân có chứng chỉ ở cấp


    độ cao hơn có thể đòi hỏi mức cao hơn, có thể lên tới 40%.


    Nhưng liệu những chứng chỉ này có xứng đáng với các khoản chi phí gia


    tăng kia hay không? Cho dù đơn giá tiền lương có biên độ khá rộng nhưng chúng thường dao động ở khoảng từ 100 tới 300 USD/giờ đối với những nhà


    tư vấn sở hữu những kiến thức chuyên ngành.


    Dưới đây là những chứng chỉ CNTT thông dụng nhất đối với các chuyên gia


    hỗ trợ kỹ thuật và những nhà quản trị mạng.





    Microsoft (MCSE, MCITP, MCTS)


    Rất ít doanh nghiệp có thể hoạt động tốt mà không có sự giúp sức của các


    thiết bị do Microsoft cung cấp và công ty này cung cấp một loạt các chương


    trình đào tạo chuyên biệt cho những chuyên gia phục vụ cho các sản phẩm


    của công ty. Những chứng chỉ thông dụng nhất mà Microsoft cung cấp là


    MCSE (Microsoft Certified Systems Engineer – kỹ sư hệ thống được chứng


    nhận bởi Microsoft), MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist –


    chuyên gia công nghệ được chứng nhận bởi Microsoft) và chứng chỉ ở mức


    độ nhập môn tương đối là MCITP (Microsoft Certified IT Professional –


    chứng chỉ nghề nghiệp được chứng nhận bởi Microsoft).


    Yêu cầu của chứng chỉ MCSE là một hoặc hai năm kinh nghiệm trong việc


    cài đặt, cấu hình và xử lí sự cố các hệ thống mạng và đạt điểm chuẩn của bài


    test với lệ phí 875USD. Mức lương trung bình cho một nhà quản lí CNTT có


    chứng chỉ MCSE là khoảng 77.000 USD/năm theo như thống kê của


    Payscale.com.


    MCITP yêu cầu kinh nhiệm ở vị trí liên quan tới CNTT tối thiểu 2 năm và


    đạt điểm chuẩn trong 5 kỳ thi, lệ phí mỗi kì là 125 USD. Có 12 lĩnh vực liên


    quan tới MCITP và mức thu nhập dành cho các chuyên gia hoặc nhà tư vấn


    CNTT dao động từ khoảng 47.000 tới 70.000 USD/năm.


    Chứng chỉ MCTS đòi hỏi 2 năm căn bản về công nghệ xử lí sự cố cụ thể.
    Hiệp hội công nghiệp CNTT (CompTIA) là tổ chức phi lợi nhuận cung cấp


    các chứng chỉ độc lập với nhà cung cấp phổ biến – là một lựa chọn tốt nếu


    bạn có ý định tìm kiếm một nhà tư vấn có kinh nghiệm hỗn hợp với nhiều


    thương hiệu khác nhau. Trong các lựa chọn về chứng chỉ, A+ căn bản đòi


    hỏi 400 giờ kinh nghiệm thực.


    Với mức độ phức tạp răng dần, kỳ thi chứng chỉ Network+ (chứng chỉ về


    mạng máy tính) với lệ phí 239USD đòi hỏi thí sinh phải đạt điểm chuẩn 720


    trên thang điểm 900 mới đủ điều kiện cấp bằng. Tiếp đó là bài test bảo mật


    Security+ với thời gian 90 phút, lệ phí 258USD và điểm sàn là 750/900; còn


    bài test dành cho chứng chỉ Linux+ cũng có yêu cầu tương tự. Những người


    ở các vị trí khác nhau về CNTT mà có các chứng chỉ kể trên thông thường


    có mức thu nhập vào khoảng 40.000 tới 80.000 USD một năm. Sau tháng


    1/2011 tới đây, giá trị của các chứng chỉ này chỉ có thời hạn là 3 năm thay vì


    vĩnh viễn như trước đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...