Tiểu Luận Chưng cất tinh dầu Hồi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Phân loại và đặc tính cây hồi
    1.1 Phân loại

    Giới Plantae
    Ngành Magnoliophyta
    Lớp Magnoliopsita
    Bộ Austrobaileyales
    Họ Illiciaceae
    Chi Illicium
    Loài I. Verum

    Tên khoa học Illicium verum Hook f, tên Việt Nam là cây đại hồi hay đại hồi hương hoặc bát giác hồi hương.
    Chi illicium có 42 loài nhưng chí có loài Illicium verum được trồng để lấy quả và khai thác tinh dầu, loại còn lại đều mọc hoang như: hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) hoặc cây hồi núi (Illicium griffithii) đều chứa chất độc.
    Cây đại hồi có nguồn gốc ở Trung Quốc và đông bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, cây hồi được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh. Ở Trung Quốc, cây hồi được trồng chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, cung cấp 90% tổng sản lượng toàn cầu.
    Ngoài ra, còn loại cây khác cũng cho tinh dầu hồi là cây tiểu hồi:

    Giới Plantae
    Ngành Magnoliophyta
    Lớp Magnoliopsita
    Bộ Apiales
    Họ Apiaceae
    Chi Foeiculum

    Chi tiểu hồi hương là một chi có khoảng 9- 10 loại trong họ thân thảo
    Loài cây được biết đến nhiều nhất là tiểu hồi hương hay tiểu hồi (Foeniculum vulgare), được một số nhà thực vật học coi như là loài duy nhất của chi này. Tên gọi khoa học của chi có nguồn gốc từ tiếng La tinh feniculum, fœniculum.
    Tên khoa học foeniculum vulgare miller
    Cây này có nguồn gốc ở nam Âu và Địa Trung Hải được di thực vào nhiều nước trên thể giới.
    1.2 Đặc tính
    1.2.1 Đại hồi
    Cây hồi phân bố chủ yếu ở các tỉnh biên giới phái Bắc, có lượng mưa 1500 – 2400mm/năm, nhiệt độ trong khoảng từ 20- 26oC.
    Hồi mọc tốt trên đất feralitic vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, tầng đất dày từ 1,5m trở lên, đất màu mỡ, còn tính chất đất rừng, độ pH đất 4 – 5.
    Hồi là cây ưa sáng nhưng trong 2 năm đầu, hồi cần phải che bóng, độ che bóng thích hợp từ 50 – 75% ánh sáng, sau đó hoàn toàn ưa sáng, khả năng chịu rét cao, không bị chết vì sương muối, là loài cây chịu nhiệt kém, thoát hơi nước mạnh, hồi tái sinh chồi mạnh ở tuổi rừng non và rừng sào.
    Hồi là cây gỗ nhỏ, cao khoảng 6 - 10m có thể cao đến 16m, thân thẳng to, cành thẳng, nhẵn lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám.
    Lá thường tụ tập ở những mấu, lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới.
    Hoa lưỡng tính mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa màu trắng , trắng hồng, hồng, ra hoa 2 lần một năm, không có ranh giới rõ ràng, vụ thứ nhất ra hoa 3-6 sau khoảng hơn 1 năm thì quả chín (7-9) vụ này gọi là vụ hè, vụ hoa thứ 2 ra ngay sau vụ 1 và chín vào tháng 10 – 11 năm sau đây gọi là vụ đông.
    Thời gian thu hái: thường vào lúc sáng sớm, lúc tan sương (vì trong ngày hàm lượng tinh dầu giảm dần từ sáng đến tối). Khi thu hoạch cần tránh làm dập nát và lẫn tạp chất
    Thời gian thu hái (vụ đông) tốt nhất là sau tiết sương giáng 5 – 7 ngày.

    Tài liệu

    http://www.longdinh.com/home.asp?act=chitiet&ID=227&catID=4
    http://www.nguyenkynam.com/capnhat/New%2012/tamiblu.htm

    http://grande.nal.usda.gov/ibids/index.php?mode2=detail&origin=ibids_references&therow=720738

    http://www.vossenbio.com/index.php?p=oil_analyses&language=en#show_82
    http://www.ccnphawaii.com/distillation.htm
    http://www.distillation.co.uk/distillation.html
    International Journal of Natural and Engineering Sciences
    Journal of Chemical Ecology,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...