Tiểu Luận Chức năng và cơ chế tài chính của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Ngân hàng nhà nước (NHNN) là một tác nhân kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Việc hoạch định và thực thi các chính sách của nó có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Là cơ quan cấp bộ, trực thuộc chính phủ, NHNN có tính đặc thù riêng. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới các chức năng cũng như cơ chế tài chính của NHNN cũng liên tục được bổ sung, củng cố nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước. Chính vì thế mà đề tài nghiên cứu “Chức năng và cơ chế tài chính của Ngân hàng nhà nước Việt Nam” rất cần thiết nhằm nghiên cứu và tìm ra những điều còn bất cập trong cơ chế nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế tài chính nói chung của nền kinh tế.

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

    1.1. Lịch sử ra đời và khái niệm

    Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945: Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là ngân hàng thương mại. Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp. Vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc Cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ. Tại Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951), ngày 6 tháng 5 năm 1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam – Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Căn cứ vào những biến đổi quan trọng về tình hình và nhiệm vụ cách mạng cũng như về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể được chia làm 4 thời kỳ như sau:

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC-- 2
    1.1. Lịch sử ra đời và khái niệm-- 2
    1.2. Mô hình NHTW ở một số nước và vận dụng kinh nghiệm vào VN-- 4
    CHƯƠNG 2. CHỨC NĂNG VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM--- 8
    2.1. Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam-- 8
    2.2. Cơ chế tài chính của Ngân hàng nhà nước Việt Nam-- 10
    CHƯƠNG 3. MỘT SỒ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM--- 12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...