Báo Cáo Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

    Ngày nay, nhận thức chung của các quốc gia về nền kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế hỗn hợp trong đó có vai trò to lớn của nhà nước. Ở Việt Nam, từ khi thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân.Có thể nhận định rằng hiện nay vấn đề chức năng của nhà nước nói chung và chức năng của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nói riêng đang là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn.
    Để nghiên cứu về chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước XHCN Việt Nam, ta đi tìm hiểu những mặt sau
    I-Khái quát về chức năng kinh tế của nhà nước
    1.Cơ sở chức năng kinh tế của Nhà nước
    Từ thời cổ đại và trung đại, các nhà nước trên thế giới đã đóng vai trò nhất định trên lĩnh vực kinh tế phù hợp với yêu cầu của mỗi mô hình kinh tế - xã hội tương ứng nhưng nhìn chung tính chất và mức độ can thiệp của nhà nước vào các quan hệ kinh tế ở thời đại này chỉ ở dạng sơ khai và chủ yếu thiên về quản lí nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc.
    Trong lịch sử cận hiện đại, vai trò kinh tế của các nhà nước trên thế giới được thể hiện đặc biệt rõ nét và có thể được nhận thức từ thực tiễn và lí luận của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
    Nhìn từ ngọn nguồn lịch sử thì ngay từ buổi đầu, chính quyền nhà nước Việt Nam đã đóng vai trò tổ chức thực hiện việc mở mang, phát triển kinh tế nông nghiệp, trị thuỷ, đắp đê ngăn lũ Nhưng vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện rõ nét nhất là dưới chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập từ thành quả của Cách mạng thang Tám 1945, đặc biệt là quá trình đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay – quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhìn lại quá trình lịch sử hơn nửa thế kỉ qua, có thể thấy vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam ngày càng to lớn và vai trò đó cũng vận động biến đổi theo mỗi bước phát triển của đất nước đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
     
Đang tải...