Chuyên Đề Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế Bảo đảm cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế:

    BẢO ĐẢM CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ.


    1. THẾ NÀO LÀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
    Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng và quản lý khu vực kinh tế nhà nước mà quan trọng hơn là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để quản lý được nền kinh tế quốc dân. Nhà nước phải thực hiện rất nhiều loạ công việc khác nhau. Những công việc này hình thành nên khái niệm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế .
    Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của Nhà nước tới nền kinh tế quốc dân. Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân.
    Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tính cchs là một hệ thống lớn phức tạp. Đó là tổng thể các nghành kinh tế, các vùng, các địa phương cùng các sở kinh tế của chúng. Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn xã hội việc thực hiện hàng loạt chức năng, có sự phân biệt với chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của các sơ sở kinh tế.
    2. BẢO ĐẢM CƠ SỞ HẠ TẦNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?
    2.1. Tính tất yếu khách quan Nhà nước bảo đảm cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế.
    Do tính chất quan trọng của cơ sở hạ tầng là nền móng cho sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội nên việc phát triển cơ sở hạ tầng được coi là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trong bất cứ giai đoạn phát triển nào. Điều này xuất phát từ các lý do chính sau:
    - Việc phát triển và đảm bảo cơ sở hạ tầng không những thể hiện một xã hội phát triển ổn định bền vững, văn minh mà còn thể hiện chiến lược quản lý kinh tế cụ thể có hiệu quả của Chính phủ.
    - Dịch vụ kết cấu hạ tầng có vai trò to lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. cơ sở hạ tầng được xem như là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế. Việc đảm bảo cơ sở hạ tầng vừa là cầu nối kết nối sức mạnh các giữa ngành, các lĩnh vực sản xuất với nhau cũng như bảo đảm kết nối giữa các trung tâm kinh tế với các vùng, miền đang phát triển
    - Việc bảo đảm các dịch vụ cơ sở hạ tầng làm cho hệ thống thông tin kinh tế càng hoàn thiện hơn đảm bảo cho các thông tin kinh tế được thông suốt, liên tục cập nhật đảm bảo độ chính xác, an toàn cao cho các chủ thể sử dụng do đó tiết kiệm được một khối lượng lớn của cải xã hội đang thất thoát lãng phí một cách vô hình.
    - Dịch vụ cơ sở hạ tầng phần lớn là những hàng hoá công cộng. những hàng hoá này không được các nhà sản xuất tư nhân quan tâm vì lợi ích của người sản xuất ra nó ít hơn nhiều so với lợi ích xã hội và vấn đề sử dụng không phải trả tiền của hàng hoá công cộng.
    2.2. Thực trạng việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt nam trong thời gian qua.
    Trong giới hạn bài viết này em xin đề cập đến hai dịch vụ cơ sở hạ tầng điển hình nhất mà bất cứ người dân nào cũng quan tâm là dịch vụ: Giao thông và Giáo dục
    2.2.1. Về dịch vụ giao thông
    Đã từ lâu, tình trang ùn tắc, mất an toàn giao thông (ATGT ) và tai nạn giao thông ở Việt nam luôn được đưa ra bàn thảo trên các Nghị trường, nhưng cũng chi là bàn cho vui vậy thôi chứ chưa có một giải pháp nào cụ thể và hữu hiệu để giải quyết tận gốc của vấn đề.
    Để hiểu rõ cội nguồn và lý giải cho thật thấu tình đạt lý của vấn đề mất ATGT và tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt nam, từ đó đề ra được những giải pháp đồng bộ ở các cấp cho đến từng người dân, khuyết điểm gì thuộc về ai, thuộc cấp nào, để từ đó có cách giải quyết tận gốc tình trạng mất ATGT và tai nạn GT ở Việt nam.
    Việt nam, là một đất nước có hệ thống chính trị ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới, là một nước chỉ có duy nhất một Đảng Chính trị lãnh đạo, tình trạng khủng bố hầu như không có. Thế nhưng, tình trạng thiệt mạng do tai nạn giao thông thì lại quá nhiều, bình quân mỗi năm có 9 nghìn đến 13 nghìn người thiệt mạng do TNGT thiệt hại kinh tế ước tính đến cả tỷ USD/năm bằng cả trị giá xuất khẩu lúa gạo (Việt nam có sản lượng xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên Thế giới ). Không chết vì khủng bố thì chết vì TNGT, đúng là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Nhìn số người chết và thiệt hại về kinh tế mà thấy sự lảng phí và đau xót cho bao biết số phận của những con người xấu số không may đã phải chết do bản thân vô cẩn tắc, do người khác gây ra, hoặc do sự thơ ơ của bộ máy quản lý xã hội ở các cấp.
    Nguyên nhân nào gây ra những tổn thất to lớn và không đáng có từ những TNGT, chúng ta hãy nhìn lại bức tranh giao thông của xã hội Việt nam để phần nào hiểu rõ nguyên do này:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...