Thạc Sĩ Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy việc phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao cả của mình. Báo chí cách mạng nước ta được xác định là công cụ chủ yếu trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước, tập hợp và đoàn kết, nâng cao và bồi dưỡng tri thức khoa học và tình cảm cách mạng trong quần chúng nhân dân. Từ khi ra đời, báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to lớn và hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, báo chí nước ta đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình (ở mức thấp); giữ vững ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại; đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế.
    Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng; chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càng được mở rộng và nâng cao; báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, mà còn là diễn đàn, là tiếng nói của nhân dân; không chỉ đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước. So với trước thời kỳ đổi mới, chức năng và nhiệm vụ của báo chí nước ta đã có sự đổi mới đáng kể. Trước đổi mới báo chí nước ta chỉ thực hiện2 chức năng là công cụ, phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động; báo chí tuyên truyền một chiều, đường lối chính sách từ trên đưa xuống để nhân dân tiếp thu, thực hiện mà không cần và ít có ý kiến góp ý, phản hồi; nhận thức chung của xã hội cho rằng báo chí phải phản ánh đúng quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những gì trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều không thể chấp nhận, thậm chí còn bị quy kết về lập trường, quan điểm.
    Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN và hội nhập quốc tế, nhu cầu về tự do, dân chủ và thông tin trong xã hội ngày càng lớn; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quyết định liên quan đến đời sống của nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân, chức năng và nhiệm vụ các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc ngày càng cần được công khai, minh bạch và tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân. Nhu cầu đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước ngày càng lớn, làm xuất hiện nhu cầu chính đáng của nhân dân về phản biện xã hội (PBXH). Và nhu cầu báo chí phản ánh ý kiến đóng góp cho Đảng và Nhà nước ngày càng lớn của nhân dân, của xã hội làm xuất hiện chức năng PBXH của báo chí. Từ đây báo chí nước ta một cách khách quan bắt đầu có chức năng và nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn và phức tạp là PBXH.
    Thời gian qua, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức có các chức năng phản biện xã hội, như của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, v.v. Với PBXH, báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp to lớn trong việc phản ánh góp ý và kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc khắc phục những hạn chế, bất cập trong chủ trương, chính sách. Do đó chức năng PBXH của báo chí ngày càng được xác định và thừa nhận. Nội dung và hình thức, phương pháp và kỹ năng PBXH của báo chí nước ta ngày càng được hình3 thành và phát triển. Tuy nhiên, PBXH của báo chí còn thấp so với yêu cầu, chưa kịp thời và hiệu quả còn hạn chế.
    Thực tiễn công cuộc đổi mới ngày càng định hình và làm rõ những chức năng của báo chí, trong đó có chức năng PBXH. Đến nay chức năng này được các cá nhân, tổ chức, thường xuyên đề cập, sử dụng đến thuật ngữ “chức năng phản biện của báo chí”. Đã có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn trao đổi về nội dung này và các ý kiến tập trung cho rằng cần phải khẳng định và tăng cường chức năng này trong hoạt động báo chí. PBXH của báo chí không chỉ còn là vấn đề chính trị, pháp lý mà còn là vấn đề văn hóa (văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa đổi mới, v.v.); là vấn đề dám nghĩ và dám làm, dám tranh luận và phản biện, dám tiếp thu và sửa chữa trước yêu cầu khách quan của thực tiễn đổi mới đất nước.
    Ở các nước phương Tây, với sự tồn tại của xu hướng chính trị và quyền lực khác nhau, sự tranh giành ảnh hưởng và uy tín trong xã hội đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, PBXH của báo chí có vị trí và vai trò rất lớn. Trong xã hội dân chủ tư sản, ý kiến của đại đa số nhân dân và dư luận xã hội được coi là áp lực quan trọng thậm trí đối trọng với quyền lực nhà nước. “Sức mạnh của báo chí truyền thông chính là bắt nguồn từ sức mạnh dư luận xã hội. Do đó nói báo chí là quyền lực thứ tư thực chất là quyền lực của nhân dân của dư luận xã hội mà báo chí là kênh truyền dẫn và liên kết sức mạnh của dư luận xã hội” [35, tr.56]. Với PBXH, báo chí ở đây đã trở thành một loại quyền lực xã hội, giám sát và đối trọng với chính quyền.
    Ở nước ta, trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xã hội và trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì PBXH, trong đó có PBXH của báo chí càng trở nên cần thiết. PBXH nói chung và của báo chí nói riêng giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền hạn chế được những bất cập và, thậm chí, những thiếu sót, sai lầm trong quá trình xây dựng và4 thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; ngăn chặn và hạn chế sự độc đoán, chuyên quyền, nạn quan liêu, tham nhũng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
    Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí, ở đây, cũng có nghĩa là nghiên cứu một phương thức kiểm soát quyền lực - quyền lực chính trị (QLCT), quyền lực nhà nước (QLNN). Với chức năng PBXH, báo chí tạo diễn đàn dân chủ, rộng rãi để nhân dân tham gia ngày càng đầy đủ vào công việc chính trị, công việc nhà nước; vào việc kiểm soát quyền lực công,; khắc phục các nguy cơ mất dân chủ, lạm quyền dẫn đến suy thoái quyền lực đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc.
    Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí chính là giải quyết những cơ sở lý luận và thực tiễn. Những vấn đề về quan niệm, khái niệm, bản chất của PBXH của báo chí, báo chí trong hệ thống chính trị nước ta, những tiêu chí trong hoạt động phản biện. Thực tiễn hiện nay nhiều chính sách, pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, từ dự thảo, đến ban hành và thực thi trong cuộc sống, do đó là đòi hỏi khách quan, cấp thiết hiện nay phải có phản biện của báo chí. Nhân dân luôn quan tâm, mong chờ và cùng với báo chí nhằm thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình trước chính sách của cơ quan công quyền, liên quan đến lợi ích của nhân dân. Bản thân cơ quan công quyền - chủ thể tiếp nhận phản biện cũng mong muốn được phản biện để làm cho chính sách, pháp luật đúng đắn hơn giúp hiệu lực quản lý, chỉ đạo của nhà nước có hiệu quả.
    Những giả thiết (những câu hỏi nghiên cứu) của luận án:
    Cho đến nay ở nước ta có những quan niệm khác nhau về PBXH của báo chí, vậy đâu là quan niệm có cơ sở khoa học, thực tiễn và có thể trở thành khái niệm phản ánh đúng nội hàm và bản chất PBXH của báo chí? Có hay không PBXH của báo chí và PBXH qua báo chí hay chỉ là PBXH của báo chí? Hiện nay ở nước ta, hoạt động PBXH của báo chí đã diễn ra - với những kết quả, hạn chế và khó khăn nhất định, nhưng PBXH không chỉ là nhiệm vụ5 khi cần thiết của báo chí hay còn là và phải là chức năng - hoạt động thể hiện đặc tính có tính bản chất của báo chí? Đánh giá PBXH của báo chí nói chung và của báo chí ở nước ta cần theo những tiêu chí nào; PBXH của báo chí ở nước ta có mang tính phổ biến (phù hợp với thông lệ quốc tế) và tính đặc thù (phù hợp với đặc điểm của Việt Nam) hay không? Quan điểm và giải pháp thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí là cần thiết nhưng những quan điểm và giải pháp ấy là gì? v) PBXH của báo chí cần được xem xét như thế nào với tính cách một phương thức thực thi QLCT và QLNN ở nước ta? Tình hình trên làm cho việc nghiên cứu vấn đề “Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay”, với tính cách một luận án tiến sĩ chính trị học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích
    Trên cơ sở lý luận về chức năng PBXH của báo chí, luận án làm rõ thực trạng về thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra của việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay, nêu ra những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.
    2.2. Nhiệm vụ
    Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu (của các tác giả trong và ngoài nước), làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án này.
    Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm và chức năng của báo chí, của PBXH và PBXH của báo chí.
    Ba là, làm rõ thực trạng theo những tiêu chí xác định thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam.
    Bốn là, nêu ra những quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.6 Bốn nhiệm vụ này sẽ được thực hiện tương ứng với 4 chương của luận án.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay.
    3.1. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của luận án là việc xác định và thực hiện chức năng PBXH của báo chí trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, từ góc độ của Chính trị học - môn khoa học về quyền lực - QLCT và QLNN. Là công trình đầu tiên nghiên cứu về chức năng và thực hiện chức năng của báo chí ở Việt Nam, nên luận án tập trung hơn vào những vấn đề có tính khái quát - khái quát lý luận và thực tiễn, những chứng minh mới được khai thác ở mức độ cần thiết.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí và chức năng, nhiệm vụ trong đó có chức năng, nhiệm vụ PBXH của báo chí cách mạng, về quyền lực và thực thi QLCT, QLNN và những vấn đề có liên quan.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: kết hợp lịch sử và lô gích, phân tích và tổng hợp, so sánh, tổng kết hực tiễn, v.v.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Những đóng góp mới về khoa học của luận án là: Từ góc độ của chính trị học PBXH của báo chí được xem xét với tính cách một phương thức thực thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT, QLNN luận án đã làm rõ những vấn đề sau đây: i) khái niệm và bản chất của PBXH của báo chí; i) những căn cứ khoa học của PBXH của báo chí và chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; i) những tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; iv) thực trạng (những yếu tố tác động, thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra) của việc xác định và thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; v) những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    6.1. Ý nghĩa lý luận
    Luận án làm sáng tỏ khái niệm và những cơ sở khoa học về tính tất yếu và cơ chế thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt nam. Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học, Báo chí học và những bộ môn khoa học có liên quan.
    6.2. Ý nghĩa thực thực tiễn
    Luận án góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy, QLCT, QLNN của nhân dân ngày càng được kiểm tra, kiểm soát thực chất hơn. Luận án góp phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính sách và pháp luật về chức năng PBXH của báo chí.
    7. Kết cấu của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí 8
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí 18
    1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện xã hội của báo chí và những vấn đề đặt ra cho luận án 32
    Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM 36
    2.1. Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí 36
    2.2. Chức năng phản biện xã hội của báo chí và các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí 65
    Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 93
    3.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 93
    3.2. Những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay - đánh giá theo các tiêu chí của phản biện xã hội của báo chí 104
    Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 138
    4.1. Những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 138
    4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 147
    KẾT LUẬN 171
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 173
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...