Thạc Sĩ Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 15/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực kinh tế tạo ra kết cấu hạ tầng có tác
    động mạnh mẽ tới sản xuất và đời sống xã hội. Chính vì thế, ngay từ khi bước
    vào thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm ưu tiên
    về vốn, nhân lực cho đầu tư xây dựng cơ bản.
    Từ khi đổi mới đến nay, do tác động của chính sách kinh tế nhiều thành
    phần, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên rất nhanh. Chẳng hạn, năm
    1995 tổng nguồn vốn đầu tư trong cả nước là 72.447 tỷ đồng, năm 2005 đã
    tăng lên 335.000 tỷ đồng, gấp 4,6 lần so với 10 năm trước. Trong những chủ
    thể tham gia đầu tư, thì nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm một tỷ trọng
    lớn nhất và thường ở mức trên dưới 50% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
    Đầu tư từ ngân sách nhà nước đã có tác động thu hút và kích thích đầu tư của
    các nguồn vốn khác. Nhờ đó đã tạo ra được những công trình mới, năng lực
    nhiều ngành kinh tế, xã hội tăng lên đáng kể. Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà
    nước đã trực tiếp góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất, đổi mới công nghệ
    làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ trên toàn bộ
    nền kinh tế quốc dân mà còn tạo lập kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, thúc đẩy
    quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân,
    thúc đ ẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước chưa
    thật hợp lý, sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả, quy hoạch và quản lý quy
    hoạch còn nhiều yếu kém, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất, đầu tư
    còn dàn trải. Tình trạng lãng phí, thất thoát, tham ô trong đầu tư vốn của nhà
    nước khá nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, đang là một “quốc nạn”.
    Để đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, ngăn chặn thất
    thoát lãng phí vốn ngân sách nhà nước nói chung, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
    từ nguồn ngân sách này nói riêng, Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ như:
    kế toán, kiểm toán, thanh tra, điều tra, xét xử , trong đó kiểm toán là một
    trong những công cụ hữu hiệu. Thực tế hơn mười năm gần đây kể từ khi được
    thành lập, KTNN với chức năng là một công cụ để Nhà nước quản lý đã đi
    vào hoạt động và đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu và
    kiểm tra các tài khoản của các thực thể sử dụng vốn đầu tư XDCB từ
    NSNN. Nhờ đó, góp phần khắc phục tình trạng gian lận, ngăn chặn những
    tiêu c ực làm thất thoát, lãng phí, đẩy lùi tình trạng tham ô trong đầu tư
    XDCB từ nguồn vốn của Nhà nước, làm cho nguồn vốn đó được sử dụng
    có hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, hoạt động của KTNN còn đứng trước những
    hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ và Quốc hội; kiểm
    toán chưa khẳng định một cách thật đầy đủ, khách quan về mức độ tin cậy
    của số liệu dự toán, về số đúng hoặc gần đúng của dự toán ngân sách, của
    quyết toán ngân sách và t́nh h́ nh sử dụng các quỹ của Nhà nước ngoài ngân
    sách. Quốc hội thiếu những căn cứ và chỗ dựa mang tính chuyên môn để
    thảo luận và quyết định, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ bản, lĩnh vực mà
    nhân dân và Quốc hội rất quan tâm, chưa có câu trả lời thật rơ ràng về độ
    tin cậy của quyết toán, về sự lăng phí, thất thoát dù là của một công tŕnh,
    một dự án cụ thể; của một ngành, một địa phương.
    Để góp phần vào việc giải quyết những bất cập trên và để thực hiện
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
    về "Đề cao vai trũ của cơ quan KTNN trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ
    chức có sử dụng ngân sách Nhà nước. Cơ quan kiểm toán báo cáo kết quả
    kiểm toán cho Quốc hội, Chớnh phủ và cụng bố cụng khai kết quả kiểm toỏn
    cho dõn biết .'', học viên chọn đề tài: “Chức năng giám đốc của kiểm toán
    nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở
    Việt Nam” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Như các hoạt động kiểm toán nói chung, kiểm toán việc sử dụng vốn
    đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng mới được tổ chức và triển khai ở nước ta
    vào đầu những năm 90 thế kỷ XX. Tuy đến nay đã trải qua 15 năm, nhưng
    việc nghiên cứu mới chỉ có các công trình liên quan đến vấn đề này. Chẳng
    hạn: đề tài Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây
    dựng cơ bản”, luận văn Thạc sĩ kinh tế của Trịnh Đình D ũng tại Học viện
    chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000; “Giải pháp sử dụng vốn ngân
    sách nhà nước đẩy mạnh phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam", luận
    văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Đình Thành, Học viện chính trị quốc gia Hồ
    Chí Minh, năm 2006; “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển
    kinh tế - xã hội ở Thành phố Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn
    Văn Chiến, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006; “Các giải
    pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt
    Nam”, luận văn Thạc sĩ kinh tế của Lê Văn Hoan, Học viện Tài chính, năm
    2007; “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở
    Ban quản lý dự án 5”, luận văn Thạc sĩ kinh tế của Trương Việt Đông, Học
    viện Tài chính, năm 2007; “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư
    xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước ở Thành Phố Hà Nội”, luận văn
    Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Anh Dũng, Học viện Tài chính, năm 2007; “Giải
    pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, luận án Tiến
    sĩ kinh tế của Trần Tùng Lâm, Học viện Tài chính, năm 2007; và "Giải pháp
    tài chính cho phát tri ển kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ
    kinh tế của Lê Vân Anh, Học viện Tài chính, năm 2007.
    Nhìn chung, các công trình, luận văn và luận án nghiên cứu nêu trên
    chủ yếu tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò nguồn vốn
    đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong đó đã quan tâm đến việc sử dụng
    vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đã đề xuất được những giải pháp
    nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư này. Tuy nhiên, vẫn chưa có
    công trình nào nghiên cứu có tính chuyên biệt về chức năng của KTNN đối
    với sử dụng vốn ngân sách trong xây dựng c ơ bản ở Việt nam dưới góc độ
    kinh tế chính trị học. Đề tài “Chức năng giám đốc của KTNN đối với sử
    dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam” mà tác giả
    lựa chọn là mới, không trùng với các công trình và bài viết đã được công bố ở
    nước ta cho đến nay.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chức năng giám đốc của KTNN
    đối với việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho xây dựng cơ
    bản; phân tích và đánh giá thực trạng việc thực hiện chức năng này ở nước ta
    trong thời gian qua; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao
    hiệu lực thực hiện chức năng này của KTNN trong thời gian tới. Qua đó, góp
    phần nhận thức đầy đủ về kiểm toán nói chung, KTNN nói riêng; đồng thời
    góp phần vào giải pháp từng bước hoàn thiện kiểm toán nhà nước theo yêu
    cầu của công cuộc đổi mới của nước ta.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Kiểm toán là hoạt động có chức năng, nhiệm vụ
    và nội dung hoạt động riêng. Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả lựa chọn tập
    trung nghiên cứu chức năng giám đốc của KTNN đối với các dự án sử dụng
    vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản dưới góc độ kinh tế
    chính trị. Những nội dung khác có thể đưa vào sử dụng có nhiệm vụ làm rõ
    chức năng của kiểm toán và làm sáng tỏ chủ đề nghiên cứu của luận văn.
    - Phạm vi nghiên cứu: về không gian trên bình diện cả nước; về thời
    gian: từ khi Chính phủ có quyết định thành lập cơ quan KTNN (7/1994),
    trong đó chủ yếu từ năm 2001 tới nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận:
    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những nguyên lýí của chủ nghĩa Mác
    - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối và chính sách
    đổi mới của Đảng và Nhà nước về kiểm tra, kiểm toán của Nhà nước.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sử dụng các phương
    pháp gồm: phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp tình
    hình thực tiễn diễn ra trong xây dựng và thực hiện chức năng kiểm toán Nhà
    nước đối với việc sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước ở nước ta; đồng
    thời, có kế thừa và chọn lọc một số kết quả của các công trình khoa học đã
    công bố.
    6. Những đóng góp về khoa học của đề tài
    - Hệ thống hóa lý luận về chức năng giám đốc của KTNN đối với việc
    sử dụng nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng việc thực hiện chức năng giám đốc
    của KTNN đối với việc sử dụng nguồn vốn này.
    - Kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao
    năng lực thực hiện chức năng giám đốc của KTNN đối với việc sử dụng nguồn
    vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chức năng giám đốc
    Của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây
    dựng cơ bản.
    Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước
    đối với sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản từ năm
    2001 đến nay.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chức năng giám đốc của kiểm
    toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong xây Dựng Cơ Bản
     
Đang tải...