Luận Văn Chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và vận dụng vào điều kiện của VN


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 2

    NỘI DUNG 3


    I. Lý luận chung về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên 3
    1. Khái niệm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán 3
    2. Tính tất yếu khách quan về yêu cầu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
    của kiểm toán viên 6

    II. Nội dung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên 8
    1. Tính Độc lập 8
    2. Tính chính trực 10
    3. Khách quan 12
    4. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng 13
    5. Tính bí mật nghề nghiệp (bảo mật) 15
    6. Tư cách nghề nghiệp 17
    7. Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn 18

    III. Việc vận dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán vào Việt Nam hiện nay và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán 19
    1. Việc vận dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên ở Việt Nam hiện nay 20
    2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên Việt Nam 23

    KẾT LUẬN 29
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

    LỜI NÓI ĐẦU
    Sự hình thành và phát triển của kiểm toán ở nước ta là xuất phát từ yêu cầu khách quan, đòi hỏi của quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN . Kiểm toán đã trở thành một công cụ đắc lực, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính , tổ chức sắp xếp nhân lực trong các doanh nghiệp , các cơ sở sản xuất cũng như trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Điều cơ bản là làm sao để sử dụng hiệu qủa các nguồn lực tài chính , tài nguyên, các tài sản quốc gia tại tất cả các cơ quan, các tổ chức xã hội. Điều này đòi hỏi kiểm toán phải sớm hoàn thiện các chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Bởi vì các chuẩn mực này sẽ là cơ sở, là đòn bẩy thúc đẩy sự pháp triển và đảm bảo chất lượng cho mỗi cuộc kiểm toán và hoạt động kiểm toán nói chung.

    Yêu cầu về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên là yếu tố quyết định có tính chất quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải luôn luôn nắm vững nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tuởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về công tác cán bộ. Do đó phải đào tạo nguồn cán bộ, kiểm toán viên cơ bản, chuyên sâu nghề nghiệp, có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đức và tài, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Càng đi sâu vào cơ chế thị trường hội nhập khu vực và thế giới, trong thời đại bùng nổ thông tin thì việc rèn luyện, phát triển đức - tài của đội ngũ kiểm toán viên đặt ra quan trọng và cấp bách.

    Xuất phát từ tính cấp thiết vấn đề trên nên em đã chọn đề tài: “ Chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam .
    Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Quang Quynh.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...