Tài liệu Chuẩn mực pháp lý với quá trình hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm chung về chuẩn mực pháp lí
    Bản thân nội hàm khái niệm pháp luật
    với những đặc trưng cơ bản của nó chính là thước đo của xử sự. Trong Thiên Hữu độ, pháp gia Hàn Phi Tử đã ví pháp luật với cái dây mực, cái thủy chuẩn, cái quy, cái củ tức là đồ dùng làm tiêu chuẩn. Pháp luật là một thứ tiêu chuẩn để biết đâu là chính, đâu là tà để khen đúng người phải, trách đúng kẻ
    quấy.(1) Trong tiếng Việt thì “chuẩn” là:
    “Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng dẫn theo đó mà làm cho đúng”.(2) Như vậy, chuẩn mực thực chất là từ ghép của chuẩn và mực. Theo đó, mực là cái (công cụ) được chọn làm mốc để dọi vào,
    làm theo. Với cách hiểu này thì chuẩn mực pháp lí là đại lượng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm được nhà nước quy định trong pháp luật nhằm tạo nên giới hạn pháp lí trong xử sự của các chủ thể. Trong đời sống thực tiễn rất đa dạng các chuẩn mực, tiêu chuẩn xã hội được nhận diện theo từng lĩnh vực như đạo đức, tôn giáo, chính trị, pháp luật. Những loại chuẩn mực này được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn các chuẩn mực đạo đức được hình thành một cách mặc nhiên từ chính đời sống xã hội, ngược lại các chuẩn mực pháp luật lại được hình thành bằng con đường





    nhà nước với một quy trình xây dựng và hiện thực hóa giá trị của nó trên thực tế hết sức chặt chẽ.
    Chuẩn mực pháp lí không thể là kết quả của sự ấn định một tiêu chuẩn tùy tiện, thiếu luận cứ khoa học và thực tiễn. Bất cứ chuẩn mực nào hình thành một cách chủ quan, duy ý chí đều không có hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh. Theo Mác, “Nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự nhiên. Ông ta không làm ra luật, ông ta không phát minh ra chúng mà chỉ nêu chúng lên, ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê trách nhà làm luật là vô cùng tùy tiện, nếu ông ta thay thế bản chất của sự việc bằng
    nhiều điểm bịa đặt của mình”.(3) Xác định
    chuẩn mực pháp lí đúng mới có tác dụng trên thực tế. Điều này đã được Hàn Phi Tử từ hơn hai ngàn năm trước tiên lượng: “Các chuẩn mực pháp luật phải hợp thời, dễ hiểu, dễ thi hành; công bằng và có tính cách phổ
    biến”.(4) Sự lệch chuẩn pháp lí sẽ đem lại
    những hệ quả, tác hại xã hội khó lường và hơn hết nó phủ nhận các nguyên tắc, giá trị, khuynh hướng điều chỉnh pháp luật. Vì lẽ





    đó, công bằng, bình đẳng, nhân đạo là những nguyên tắc cốt lõi đòi hỏi phải được quán triệt một cách đầy đủ trong quá trình định chuẩn pháp lí.
    Có thể phân chia chuẩn mực pháp lí thành hai loại: Chuẩn mực mang tính quy phạm (gọi tắt là chuẩn mực quy phạm) và chuẩn mực cá biệt. Chuẩn mực quy phạm thực chất là các chuẩn mực được quy phạm hoá hay tồn tại dưới các quy phạm thực chất, còn chuẩn mực cá biệt là các chuẩn mực được xác định cho một vụ việc cụ thể, thực hiện và áp dụng một lần đối với chủ thể cụ thể. Trên thực tế, vấn đề xác định tiêu chuẩn và thể thức hóa nó dưới dạng quy phạm hoặc cá biệt là kết quả của quá trình xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc định chuẩn quy phạm được thực hiện thông qua hoạt động xây dựng pháp luật với quy trình lập pháp, lập quy có kĩ thuật pháp lí chặt chẽ. Nội dung của hoạt động định chuẩn quy phạm là định lượng mức độ, phạm vi, phương hướng tác động cụ thể theo từng loại đối tượng. Về hình thức nó tồn tại dưới các quy phạm pháp luật, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí khác nhau. Ngược lại, các chuẩn mực cá biệt lại được hình thành trên cơ sở, tiền đề là chuẩn mực quy phạm do các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xác định. Dưới góc độ nội dung, có thể đó là sự cá biệt hóa quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể. Xét dưới khía cạnh hình thức, loại chuẩn mực này được thể hiện bằng văn bản, quyết định có tính cá biệt. Chuẩn mực pháp



    lí là một dạng chuẩn mực xã hội được hình thành để điều chỉnh các hành vi, quan hệ xã hội do đó nó mang những đặc điểm chung của chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó nó có những đặc điểm đặc thù như:
    - Chuẩn mực pháp lí được pháp luật quy định: Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt chuẩn mực pháp lí với các chuẩn mực xã hội khác. Việc tồn tại và phát huy giá trị thông qua pháp luật đã cho thấy chuẩn mực pháp lí được lượng hóa bởi pháp luật và đó là một phạm trù pháp lí có giới hạn. Rõ ràng pháp luật không thể không xác định giới hạn cần thiết để tác động, điều chỉnh nhưng bản thân pháp luật không thể tự nó cho một ai hưởng nhiều quyền, lợi ích hoặc ngược lại hạn chế điều này ở người khác trừ khi chính họ buộc pháp luật phải quy định điều đó. Cần hiểu rằng, pháp luật là đại lượng công bằng, là
    “mẫu số chung”(5) cho những “tử số” khác
    nhau, do đó không phải trong mọi trường hợp, pháp luật đều xác định những giá trị như nhau và định chuẩn giống nhau.
    - Chuẩn mực pháp lí thể hiện ý chí nhà nước và được đảm bảo thực thi bằng các biện pháp nhà nước: Chuẩn pháp lí được hình thành thông qua hoạt động xây dựng pháp luật hoặc áp dụng pháp luật do đó nó thể hiện ý chí nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước. Việc thể hiện ý chí nhà nước trên thực tế chủ yếu thông qua hoạt động của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Theo đó, những loại chủ thể này nhân danh nhà nước tiến hành hoạt động định chuẩn phù hợp với từng lĩnh vực điều chỉnh, từng loại đối tượng tác động. Ví dụ, thông qua xét xử toà án



    nhân dân nhân danh Nhà nước đưa ra một chuẩn mực cá biệt chính là hình phạt tương ứng hành vi phạm tội của kẻ đó. Hiệu lực và hiệu quả của việc tác động, điều chỉnh bằng hệ thống chuẩn mực pháp lí trên thực tế được bảo đảm bởi các biện pháp của nhà nước. Các biện pháp này đa dạng và linh hoạt phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng tác động cụ thể.
    - Nội dung của chuẩn mực pháp lí xác định giới hạn pháp lí trong xử sự đối với các chủ thể có liên quan: Chuẩn mực pháp lí được đặt ra bao giờ cũng phải thể hiện rõ là tác động tới chủ thể nào, trong điều kiện nào, với mức độ nào và hiệu lực cũng như biện pháp bảo đảm ra sao. Nội dung của chuẩn mực pháp lí xác định giới hạn pháp lí trong xử sự đối với chủ thể. Giới hạn này không phải lúc nào cũng đồng thuận với nhận thức, khả năng hành vi chủ quan của chủ thể. Với cách xác định các khả năng như cho phép, ngăn cấm hoặc bắt buộc, chuẩn mực pháp lí tạo lập hành lang pháp lí cho các hoạt động thực tế của chủ thể. Tính bắt buộc ở đây được hiểu theo hai khía cạnh: Một là, bắt buộc chủ thể phải đáp ứng những điều kiện cần thiết mới có thể tham gia quan hệ pháp luật hoặc tiến hành các xử sự pháp lí. Hai là, buộc chủ thể phải tiến hành hoặc không được tiến hành những xử sự trong những điều kiện cụ thể.
    - Chuẩn mực pháp lí mang tính hệ thống: Tính hệ thống của chuẩn mực pháp lí được quy định trước hết bởi sự thống nhất tương đối của nền tảng kinh tế xã hội, của đối tượng tác động. Trong đó, sự thống nhất của



    chuẩn mực quy phạm là rõ ràng và có khả năng kiểm soát trên thực tế bởi hoạt động xây dựng pháp luật, hệ thống hóa pháp luật. Hệ thống chuẩn mực quy phạm được cấu trúc theo mối liên hệ hữu cơ của thứ bậc giá trị pháp lí của quy phạm. Theo đó, xét về nội dung và hình thức thì chuẩn mực quy phạm hiến pháp có giá trị cao nhất. Do đó, việc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp thực chất là bảo đảm tính hệ thống của hệ thống chuẩn mực pháp lí. Đối với các chuẩn mực cá biệt thì khả năng bảo đảm tính hệ thống là rất khó khăn và phức tạp bởi hoạt động áp dụng pháp luật có tính riêng biệt theo các sự kiện cụ thể. Ở đây, ý thức pháp luật và thái độ nghề nghiệp của người áp dụng pháp luật là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm tính thống nhất tương đối của quá trình định chuẩn cá biệt. Dĩ nhiên, nguyên tắc pháp chế yêu cầu bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải tôn trọng chuẩn mực hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất của chuẩn mực pháp lí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...