Đồ Án Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
    I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
    - Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
    - Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết.
    - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
    II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
    1. Kiến thức
    Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
    2. Kĩ năng
    Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
    III HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
    1. Tìm hiểu chung
    a) Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
    - Văn học dân gian: gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của nhân dân lao động.
    - Văn học viết: được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ; là sáng tác của trí thức, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
    b) Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam
    Nhìn tổng quát, có thể thấy lịch sử văn học Việt Nam trải qua hai thời đại lớn: văn học trung đạivăn học hiện đại.
    - Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX): là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam á, Đông á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc.
    - Văn học hiện đại (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX): tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.
    c) Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.
    2. Luyện tập
    - Khuyến khích HS nêu nhận định (lấy từ các luận điểm chính trong bài) và tập phân tích, lấy dẫn chứng làm sáng tỏ nhận định đó.
    - Rèn luyện kĩ năng nắm bắt, nhìn nhận một nền văn học, nêu ra được những nhận định khái quát, cơ bản về nền văn học ấy.
    3. Hướng dẫn tự học
    - Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài Tổng quan.
    - Sơ đồ hoá các bộ phận của văn học Việt Nam.

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
    I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
    - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp.
    - Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.
    II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
    1. Kiến thức
    - Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động, .) và phương tiện (ngôn ngữ).
    - Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).
    - Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
    2. Kĩ năng
    - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
    - Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...