Thạc Sĩ Chuẩn hóa phương pháp xác định hàm lượng vitamin D (D2 và D3) trong thực phẩm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuẩn hóa phương pháp xác định hàm lượng vitamin D (D2 và D3) trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
    Mục lục

    Phần 1: Mở đầu

    Phần 2: Tổng quan

    Phần 3: Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

    1. Mục tiêu
    2. Đối tượng
    3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    4. Kỹ thuật phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao áp
    5. Các phương pháp định lượng bằng HPLC
    6. Quy trình phân tích thử nghiệm

    Phần 4: Kết quả nghiên cứu

    1. Khảo sát điều kiện chạy sắc ký
    2. Xác định LOD
    3. Xác định LOQ
    4. Xác định khoảng tuyến tính
    5. Xác định độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên
    6. Xác định độ thu hồi
    7. Một số sắc đồ chạy sắc ký của mẫu phân tích

    Phần 5: Nhận xét và bàn luận kết quả

    Phần 6: Quy trình phân tích xác định hàm lượng vitamin D trong thực phẩm bằng phương pháp HPLC

    Phần 7: Tài liệu tham khảo

    Phần phụ lục: Các sắc đồ của dung dịch chuẩn vitamin D2 và D3 xây dựng khoảng tuyến tính


    Lời nói đầu
    Để tồn tại, phát triển và cải thiện nòi giống, cơ thể chúng ta luôn cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, nguồn cung cấp các chất này có nhiều trong thực phẩm ăn vào hàng ngày. Các chất dinh dưỡng chính là các nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể như glucid, lipid, protein, nhóm cung cấp muối khoáng, nhóm cung cấp các loại vitamin và nước. Theo quan điểm của các chuyên gia dinh dưỡng hiện nay trên thế giới mà chúng ta đang sống tồn tại hai thái cực khác nhau, một bên là vực thẳm của sự thiếu ăn và một bên là vực thẳm của sự thừa ăn. Sự thiếu ăn đã dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng protein, tuy nhiên với sự phát triển của nền khoa học tiến tiến trên thế giới đời sống của người dân ở hầu hết các nước đãđược cải thiện, không ngừng nâng cao. ở Việt nam với sự hỗ trợ của các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chương trình VAC và cuộc cách mạng xanh trong ngành nông nghiệp đã góp phần to lớn trong việc tăng cường an ninh thực phẩm quốc gia, vấn đề đói ăn không còn là điều bức xúc. Hàng năm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm đi một cách đáng kể . Tuy nhiên vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh đó là các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng đang là mối quan tâm của nhiều người. Khái niệm thực phẩm chức năng (thực phẩm chữa bệnh) đã trở nên quen thuộc dần với mọi người dân. Hiện nay để giải quyết vấn đề này trên thế giới cũng như trong nước đã xuất hiện nhiều loại thực phẩm chữa bệnh, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng phục vụ cho bệnh nhân liên quan. Có thể coi thực phẩm chức năng, vai trò của thực phẩm đối với bệnh mãn tính là hướng tiếp cận rất mới trong ngành dinh dưỡng, thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn.
    Ở Nhật bản cho đến nay đã có khoảng hơn 192 sản phẩm được gọi là thực phẩm chức năng nhằm góp phần vào duy trì, cải thiện chế độ ăn và sức khoẻ. Một trong số các vi chất rất quan trọng đã được bổ sung vào thực phẩm đó là các loại vitamin.
    Vitamin là những chất không sinh năng lượng nhưng không thể thiếu được đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi cơ thể sống. Vitamin có vai trò tạo ra các coenzim cần thiết trong các phản ứng chuyển hoá khác nhau. Tất cả các quá trình sống gắn liền với sự trao đổi chất trong cơ thể đều có sự tham gia trực tiếp của vitamin. Nguồn cung cấp vitamin chủ yếu là từ thức ăn. Khi thiếu vitamin cơ thể sẽ mắc phải một số bệnh lý, như thiếu vitamin A dễ dẫn tới bệnh mù loà, thiếu vitamin B1 dễ bị bệnh tê phù, thiếu vitamin PP bị bệnh pellagra, thiếu vitamin D bị bệnh về xương. Hiện nay một thực tế khắc nghiệt đã xảy ra ở các nước đang phát triển là phải đương đầu với gánh nặng kép giữa bệnh nhiễm trùng, tử vong trẻ em và thiếu dinh dưỡng với các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Thực tế đã cho thấy thiếu vi chất dinh dưỡng đã góp phần không ít trong gánh nặng kép này. Vì vậy vai trò thực phẩm được đánh giá vô cùng quan trọng, việc nghiên cứu ứng dụng thực phẩm chức năng đã đang trở thành trào lưu mang tính toàn cầu. Nói đến thực phẩm chức năng chúng ta không thể nói đến thực phẩm bổ sung vitamin D, một loại vitamin khá quan trọng để phòng chống bệnh còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn, hạ calci máu và một số bệnh ngoài da . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa, bột dinh dưỡng, bánh quy . có bổ sung viatmin D. Với lý do trên, đề tài này chúng tôi hy vọng chuẩn hoá phương pháp xác định hàm lượng vitamin D bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trong một số loại thực phẩm như sữa chua, sữa bột, sữa nước, bánh quy, bột dinh dưỡng để đưa ra quy trình phân tích phù hợp, nhằm đánh giá đúng chất lượng, giá trị dinh dưỡng thực của các sản phẩm thực phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...