Luận Văn Chuẩn hóa kỹ kỹ thuật phân tích gene SOD ở tế bào máu bà mẹ mang thai nghi hội chứng Down

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuẩn hóa kỹ kỹ thuật phân tích gene SOD ở tế bào máu bà mẹ mang thai nghi hội chứng Down
    Kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain Reaction-PCR) do Kary Mullis phát minh vào năm 1985. Đây là phương pháp in vitro để nhân bản nhanh một đoạn DNA bất kỳ, có độ nhạy rất cao, mà chỉ cần một lượng nhỏ mẫu ban đầu. Kỹ thuật này là sự mở rộng trực tiếp các tính chất của quá trình tái bản DNA. Với sự phát triển của khoa học-công nghệ, kỹ thuật này ngày càng được cải tiến và có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống. Đặc biệt là các ứng dụng trong y sinh học, đó là các ứng dụng trong: công nghệ gene, pháp y, chẩn đoán và sàng lọc bệnh lý di truyền, phát hiện các tác nhân vi sinh vật gây bệnh nhiễm trùng và công nghệ giải trình tự gene
    Hiện nay, vấn đề được cả xã hội quan tâm là nâng cao chất lượng dân số, trong đó đặc biệt là việc cho ra đời những đứa trẻ khoẻ mạnh bình thường. Do đó vai trò của chẩn đoán trước sinh rất quan trọng và thiết thực. Các phương pháp sàng lọc chẩn đoán trước sinh truyền thống đã và đang được sử dụng như: siêu âm thai, định lượng một số chất chỉ điểm có trong huyết thanh mẹ, nhuộm băng nhiễm sắc thể các tế bào của thai nhi . Các phương pháp này đều có tính đặc hiệu chưa cao, không phát hiện được các đột biến ở mức độ gene. Do đó, kỹ thuật PCR là công cụ hữu hiệu để sàng lọc trước sinh các bệnh lý di truyền qua sự phát hiện các biến đổi gene ở mức độ phân tử mà các phương tiện di truyền tế bào không thể phát hiện được về mặt cấu trúc như: Thalassemia, loạn dưỡng cơ Duchene trên các mẫu tế bào lấy ối, máu dây rốn, tế bào lông nhung màng đệm ngay trong giai đoạn còn rất sớm của thai kỳ, giúp tư vấn cho các cặp vợ chồng có thai nguy cơ cao và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.
    Việc chẩn đoán trước sinh các bệnh tật di truyền bằng PCR qua các mẫu tế bào của thai như đã nói trên có tính chính xác và đặc hiệu rất cao, nhưng có nhược điểm rất lớn đó là thủ thuật tiến hành phức tạp, khó khăn, đặc biệt là can thiệp tới thai nên có nguy cơ gây sảy thai. Trong chẩn đoán trước sinh hiện nay, người ta thường dùng một số kỹ thuật phân tích DNA gián tiếp để góp phần chẩn đoán trước sinh một số bệnh di truyền mà không phải can thiệp tới bào thai. Đặc biệt, gần đây các nhà y học đã xác định sự có mặt của các tế bào có nguồn gốc từ thai nhi trong máu mẹ ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Đó là các loại tế bào như: hồng cầu còn nhân (Nucleated erythrocyte), bạch cầu (Leucocyte), tiểu cầu (platelet), tế bào nguồn đầu dòng (progenitor) . Trong một số trường hợp thai bị dị bội thì số lượng các tế bào thai có trong máu mẹ lại nhiều hơn so với điều kiện sinh lý bình thường. Điều này giúp cho việc chẩn đoán trước sinh bằng các kỹ thuật phân tích DNA gián tiếp có cơ sở và hoàn thiện hơn.
    Một trong số các bệnh hay gặp trong chẩn đoán trước sinh là hội chứng Down. Trong chẩn đoán trước sinh hội chứng Down thông thường người ta thường sử dụng các kỹ thuật như: siêu âm bào thai xác định độ dày da gáy, định lượng một số chất như AFP; HCG; uE3 trong huyết thanh mẹ, làm tiêu bản nhiễm sắc thể Các phương pháp này còn nhiều hạn chế vì không phát hiện được các đột biến ở mức độ gene. Hiện nay đã xác định được 5 gene chủ yếu gây ra các biểu hiện lâm sàng của hội chứng Down, trong đó có gene SOD-1 chưa được nghiên cứu nhiều. Gene SOD-1 nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể số 21, quy định tổng hợp lên enzyme SOD -1. Enzym này có chức năng chống oxi hóa bằng cách chuyển O2- thành H2O2 , sau đó enzym Catalase hoặc Glutathione peroxidase (GPx) sẽ chuyển H2O2 thành O2 và H2O không còn gây hại cho cơ thể. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào phân tích gene SOD-1 ở máu bà mẹ mang thai để chẩn đoán trước sinh hội chứng Down.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Tổng quan tài liệu
    Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả
    Chương 4: Bàn luận
    Chương 5: Kết luận
     
Đang tải...