Tài liệu Chuẩn bị gì cho kế hoạch truyền thông tiếp thị 2012?

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đó là chủ đề của buổi Tọa đàm - Ăn trưa cùng doanh nhân do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào ngày 29.9 vừa qua và cũng là câu hỏi mà cả nhà làm tiếp thị lẫn doanh nghiệp đang muốn tìm lời giải trong bối cảnh kinh tế diễn biến khó lường hiện nay.

    Mở đầu buổi Tọa đàm, bà Mai Thị Tuyết Hoa, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Người tiêu dùng của Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen, đã phát thảo một bức tranh kinh tế vĩ mô đầy thử thách cho cả doanh nghiệp lẫn nhà làm tiếp thị. Trong những tháng đầu năm, lạm phát tăng cao, có lúc lên tới 22,16% (tháng 7.2011, tính theo năm), khiến niềm tin và hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi theo.

    Tiếp thị 2012: Có gì mới?

    Ở phần cuối bài thuyết trình, bà Hoa đã đi đến một kết luận rằng “bức tranh năm 2012 dù kém lạc quan nhưng đầy cơ hội” nếu các doanh nghiệp và nhà làm tiếp thị biết nắm bắt.

    Nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng có đến 81% người tiêu dùng tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM được khảo sát cho biết họ đã cắt giảm các chi tiêu cá nhân do giá cả leo thang. Người tiêu dùng có vẻ như ngày càng thực dụng hơn khi đặc biệt ưa chuộng hàng khuyến mãi. Nghiên cứu của Nielsen cũng cho thấy mức độ nhạy cảm với hàng khuyến mãi của người Việt hiện cao nhất trong số các nước châu Á.

    Tuy khăng khăng sẽ chung thủy với một số nhãn hàng đã được sử dụng trước đây, song có đến 51% người tiêu dùng có thu nhập trung bình tại Hà Nội và TP.HCM sẵn sàng mua nhiều nhãn hàng khác nhau trong dịp khuyến mãi, sẵn sàng thay đổi nơi mua sắm tùy thuộc chương trình khuyến mãi nào có lợi nhất. Đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nước mắm, bột ngọt, bột giặt, dầu gội, họ có xu hướng chọn mua sản phẩm có bao bì lớn để tiết kiệm tiền.

    Bà Hoa cũng cho biết, có nhiều yếu tố khá lạc quan đối với hàng “made in Vietnam”. Theo thống kê của Nielsen, 90% người tiêu dùng tại TP.HCM sẵn sàng mua hàng Việt Nam nhiều hơn hoặc chắc chắn sẽ mua. Tỉ lệ này tại Hà Nội là 83%. Các mặt hàng trong nước như đồ uống, chăm sóc vệ sinh nhà cửa, bánh kẹo, sữa đặc biệt được người tiêu dùng ưa chuộng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...