Tài liệu Chùa vua

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHÙA VUA

    PHẦN NỘI DUNG:
    LỊCH SỬ RA ĐỜI, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỜI GIAN TỔ CHỨC, CƠ CẤU HÀNH SỰ ĐỊA ĐỒ VÀ ĐIỆN THỜ CÁC BẬC TÔN VINH CỦA CHÙA VUA
    I. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHÙA VUA
    Chùa Vua nằm ở phía Tây Nam thành phố là trong những phố thị ồn ào tấp nập nhất của Hà Thành. Chùa Vua là tên gọi quen thuộc của khu di tích gồm: chùa Hưng Khánh thờ Phật, điện Thiên Đế thờ Đế Thích .
    Theo sử liệu thì chùa Vua được xây dựng vào thời Lý để nhà vua đi lễ đền thường vào ngày 30 tháng chạp hàng năm. Như vậy thì bản chùa được xây dựng rất sớm, có lẽ vì thế mà nơi đây là một trong những di tích gắn với quá trình phát triển của thành Thăng Long.
    Theo tư tưởng văn hoá Ấn Độ và Đông Nam Á thì Đế Thích Indra là một vị Ngọc Hoàng Thượng đế đấng tối cao, chúa tể của bầu trời và muôn loài, muôn vật. Đế Thích cùng với Phạm Thiên Vương (brahma)- là hai vị vua cai quản các tầng trời, Đế Thích đứng chủ bách thần ngự trị 33 tầng trời và cõi Tabà chúng sinh. Phật thoại kể rằng: khi đức Phật Thích Ca xuất thế, hai ngài đã cho các thiên tướng, nhạc sĩ, tiên nữ thiên thần ca múa Nhã nhạc vang lừng bầu trời để chúc mừng. Chính vì sự tích này nên trên Phật điện ở hai bên Thích Ca sơ sinh thường có tượng Phậm Thiên Vương và Đế Thích. Theo dòng chảy của lịch sử các đấng quyền năng tối thượng này được chuyển hoá dần thành những vị thần ban phúc cho dân. Không những thế với tài năng đánh cờ của ngài Đế Thích mà dân đã tôn thờ ông là bậc “Vương kỳ”- Chính vì lễ này mà bản chùa có tên là chùa Vua.
    Đến thời Lê sơ (1428- 1527) nơi đây là cung Thừa Lương, trong đó có chùa Hưng Khánh với hồ bán nguyệt nước trong mát cây cối xanh tươi. Ông hoàng thời Lê sơ vốn tôn kính các bậc “cờ cao”đã đến nơi đây và hàng năm vua Lê cùng các hoàng tử, các đại thần trước khi đến đàn Nam Giao làm lễ tế trời đất thường đến đây để cầu “Quốc thái dân an.”
    Trong cụôc kháng chiến chống thực dân Pháp dành độc lập tự do cho Tổ Quốc thì vào những năm trước CMT8, nơi đây đã trở thành căn cứ điểm hoạt động của Việt Minh.Vào thời gian này ông Nguyễn Phong Sắc(Xứ uỷ Bắc Kì) đã cất giấu tài liệu cách mạng dưới bệ tượng Đế Thích.
    Sau khi CMT8 thành công thì cả dân tộc Việt Nam một lần nữa phải chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp giải phóng dân tộc. Trong thời gian này bản chùa đã có những đóng góp hết sức to lớn trong việc bảo vệ Thủ Đô và góp phần vào cuộc kháng chiến của toàn dân. Ngày 19-12-1946 (ngày toàn quốc Kháng chiến), bản chùa là nơi chứa đạn dược, lương thực của bộ đội ta. Muốn phá hoại nơi hoạt động của bộ đội ta nên năm 1947 giặc đã đốt phá chùa. Ngày10- 4-1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm chùa Vua và căn dặn: ‘bà con trông nom bảo quản di tích chùa Vua cho chu đáo”. Từ khi xây dựng đến nay bản chùa đã có nhiều đóng góp đối với đất nước, kể cả trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước.
    II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC LỄ HỘI CHÙAVUA
    Ngày 21-1-1992, chùa Vua vinh dự được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đến năm 2000 kỉ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, thực hiện phương châm “ nhà nước và dân cùng làm” đã phục hồi lại chùa Hưng Khánh, điện Đế Thích, nhà thờ Tổ, Nên ngày nay đến chùa vua không chỉ là nơi thờ phật mà còn là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng giữa Thủ Đô. Vì thế, đông đảo phật tử hành hương về chùa còn để chiêm ngưõng cảnh đẹp của bản chùa.
    Hàng năm, Lễ hội chùa vua được tổ chức vào các ngày mồng 6,7,8 và mồng 9 tháng Giêng. Bản chùa cũng có toàn bộ nghi lễ như các chùa khác, ngoài chức năng thờ phụng tín ngưỡng tôn giáo thì nơi đây còn phát huy các môn nghệ thuật dân gian như: thể dục thể thao, thông tin giải trí , nhưng có sự khác biệt lớn nhất của nhà chùa đó là ngày mở hội cờ. Vì thế mà đã thu hút được rất nhiều tầng lớp nhân dân trong cả nước và du khách nước ngoài mến mộ các môn thể thao trí tuệ này.
    Như vậy lịch sử ra đời và quá trình phát triển cũng như thời gian tổ chức của chùa Vua là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, để đến hôm nay di tích chùa Vua mới được chứa đựng những nét văn hoá truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc của dân tộc Việt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...