Chuyên Đề Chữ và nghĩa Về hai từ kinh điển và tiêu chí

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 25/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chữ và nghĩa
    Hiện nay, các từ ngữ gốc ngoại nói chung và các từ ngữ Hán - Việt nói riêng được sử dụng khá phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh những trường hợp nói đúng, viết đúng cũng còn không ít các trường hợp người nói, người viết đã sử dụng các từ vay mượn này một cách không cần thiết, thậm chí nói sai, viết sai Dưới đây, chúng tôi xin đăng một bài viết của TS. Vũ Cao Phan về tình trạng lạm dụng hai từ kinh điểntiêu chí trên một số tờ báo Rất mong nhận được các ý kiến thảo luận, hưởng ứng của mọi người.
    Về hai từ kinh điểntiêu chí
    Vũ Cao Phan
    1. "Siêu kinh điển" là cái gì đây, thưa các bạn phóng viên thể thao. Cách nay không đến dăm năm, lần đầu tiên tôi thấy từ kinh điển xuất hiện trên tờ "Tin tức" trong một trường hợp lạ: nhà bình luận M.T. viết: "Đó sẽ là một trận đấu kinh điển" khi đề cập đến cuộc chạm trán sắp diễn ra giữa hai đội bóng danh tiếng Barcelona và Real Madrid. Và tôi đã cố theo dõi kỹ để xem "cái sự kinh điển ấy" nó diễn ra như thế nào. Không như thế nào cả vì chẳng có gì để có thể gọi là kinh điển.
    Tưởng rằng đó chỉ là trường hợp hy hữu, không ngờ rằng từ dè dặt ban đầu (thảng hoặc mới thấy xuất hiện), cuối cùng thì gần đây cụm từ "trận đấu kinh điển" đã được hầu hết các báo thể thao sử dụng để nói về cuộc đụng độ giữa các đội bóng lớn, ngay cả khi đó chỉ là những trận đấu rời rạc hoặc ẩu đả loạn xì ngầu. "Báo nghe" và "báo xem" vào cuộc chậm hơn (chắc là còn nghe ngóng) nhưng một khi họ đã khoái sử dụng rồi thì kinh điển được "xổng chuồng" thoải mái trong các chương trình phát về bóng đá, thậm chí gần đây còn luôn nghe thấy tiếng gào trên màn hình: "Các bạn hãy mau chóng dự đoán về trận đấu siêu kinh điển này để nhận được ".
    Kinh thật đấy! Vậy kinh điển nghĩa là gì?
    Kinh điển là một từ Hán -Việt. Giải nghĩa về từ này hầu như tất cả các từ điển xuất bản lâu nay tại Việt Nam (và cả Trung Quốc) đều thống nhất: 1- Tác phẩm có giá trị mẫu mực, tiêu biểu; có ảnh hưởng lớn cho một học thuyết, một chủ nghĩa, một tôn giáo. 2- Tác gia của các tác phẩm ấy (nhà kinh điển). 3- Có tính quy chuẩn, bài bản, cổ điển. Chấm hết. Vậy thì tại sao lại có cách hiểu, cách sử dụng như trên? Theo thiển ý của tôi (mà chắc đúng), nguyên do là ban đầu một vài bình luận viên bóng đá - như bạn M.T nói trên - đã dịch từ classic (tiếng Anh - hoặc classique, classico . của các ngôn ngữ Ấn- Âu khác) sang tiếng Việt theo nghĩa “kinh điển” (chỉ không hiểu sao trước kia họ đã không dịch như vậy), rồi dần dà nó được "ăn theo". Thực ra, classic (classique, classico .) trong các ngôn ngữ ấy còn có nghĩa là lớn, là hay, là có chất lượng cao . (từ kinh điển trong tiếng Việt không có nghĩa này). Do đó, "a classic game of football" phải được dịch là "một trận bóng hay"hoặc" một trận đấu lớn" thì mới đúng nghĩa. Gọi là "trận đấu kinh điển" nghe có vẻ sang, có vẻ "chữ nghĩa" nhưng thực là đã làm hỏng tiếng Việt.
    Điều đáng nói nữa là người ta còn thả bút đi xa hơn, đến mức chẳng thể hiểu họ cho phép từ kinh điển còn mang nghĩa gì nữa. Xin dẫn ra ba trường hợp gần, từ ba tờ báo khác nhau: "Như vậy, Barca đã kết thúc tháng kinh điển (?) với những kết quả đáng thất vọng" ("Khăn trắng cho Rijkard", H.NH, trang 21, "Thể thao & Văn hoá" số 31, 13/ 3/ 2007); "Đội tuyển Pháp đã trả nợ Italia bằng chiến thắng 3-1 nhưng họ vẫn cứ tiếc nuối . nếu Zidan không nhận thẻ đỏ rời sân sau cú húc đầu kinh điển (?)" (chắc tác giả này cho rằng kinh điển gần nghĩa với kinh khủng?) ("Les Bleus- bất ngờ xứng đáng" -H.N, trang 20, báo "Bóng đá" số 301, 29/12/2006); "Bình Định sau chiến thắng kinh điển trước Bình Dương đang rất phấn khích" ("Cuộc chiến của những người hàng xóm" -T.V, trang 7, "Tin tức" số 2130, 25/ 3/2006). Thật hết biết!
    2."Tiêu chí" ơi, sao em "hoành tráng" vậy? So với từ kinh điển, từ tiêu chí còn có một số phận đáng báo động hơn. Nó cũng được dùng nhiều nhất bởi các phóng viên thể thao (với nghĩa sai lạc). Nhà báo khá nổi tiếng trong các bài bình luận bóng đá N.N liên tục dùng sai từ này. Bây giờ thì từ tiêu chí trở thành đa nghĩa trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá-xã hội, chính trị thậm chí ngay cả các "danh nhân" và một số vị lãnh đạo cũng thường dùng, và dùng sai (xem các phát biểu được phát trong chương trình thời sự của VTV1 buổi 19h, các ngày 29 tháng 10 năm 2005, ngày 8 tháng 2 năm 2007 và ngày 24 tháng 3 năm 2007. Ở những phát biểu này, các vị còn dùng sai cả từ nội hàm nữa). Tôi thống kê một cách ngẫu nhiên thì thấy từ tiêu chí ít nhất cũng có dăm bảy chục trường hợp báo chí dùng sai. Dẫn ra đây một vài ví dụ để xem từ này đã được hiểu với những nghĩa như thế nào:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...