Tiến Sĩ Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về hợp tác giáo dục - đào tạo với các nước ASEAN

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về hợp tác giáo dục - đào tạo với các nước ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vào cuối những năm 80 c ủa thế kỷ XX, trong khi các Hiệp định hợp tác văn hóa
    và khoa học kỹ thuật giai đoạn 1986-1990 gi ữa Việt Nam và các nước x ã h ội chủ nghĩa
    s ắp kết thú c thì chế độ x ã hội chủ nghĩa ở Liên Xô lâm vào khủng hoảng. Kể từ đây,
    quan hệ quốc tế chuyển sang một giai đoạn mới với những thách th ức gay gắt, đòi h ỏi
    Việt Nam phải kịp thời đề ra đối sách mới phù h ợp với tình hình thực tế .
    Trong hoàn cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, tình hình thế giới có nhiều
    chuy ển biến sâu s ắc, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ tr ương đưa Việt Nam gia nhập
    ASEAN, trong đó, xác đ ịnh hợp tác về giáo dục v à đào tạo với các n ước ASEAN là một
    trong những ưu tiên. Th ực hiện chủ trương c ủa Đảng và Nhà nước, B ộ Giáo dục và Đào
    tạo tích cực triển khai kế hoạch gia nhập Tổ chức Các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á
    (SEAMEO). Ngày 10-2-1992, tại phiên họp lần thứ 27 của Hội đồng các Bộ trưởng
    Giáo dục các nước Đông Nam Á, tổ chức tại Brunây, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước
    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
    Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7-1995), Bộ Giáo dục
    và Đào tạo Việt Nam trở thành thành viên của Tiểu ban Giáo dục của ASEAN (ASCOE)
    đã tích cực phối hợp với các n ước trong khu vực ti ến hành nhiều hoạt động thiết thực, có
    hiệu quả.
    Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n ước, giáo dục và
    đào t ạo có vị trí đặc biệt quan trọng, là quốc sách hàng đầu. Đảng, Chính phủ đ ưa ra
    nhiều chủ tr ương và chỉ đạo sát sao để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào t ạo. Một
    trong những chủ trương, bi ện pháp đó là tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo với
    nư ớc ngoài, trước hết là v ới các nước trong khu vực. Đến năm 2010, Việt Nam có quan
    hệ hợp tác giáo dục với h ơn 80 nước và vùng lãnh thổ, 36 tổ chức quốc tế và 70 t ổ chức
    phi chính ph ủ. Qua đó, hợp tác giáo dục v à đào tạo góp phần đẩy mạnh công tác ngoại
    giao của Việt Nam.
    T ại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (tháng 10-2003), các nhà lãnh đ ạo ASEAN ký
    Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), nêu những định hướng chiến lược lớn
    của ASEAN với mục tiêu xây d ựng Cộng đồng ASEAN li ên kết mạnh, tự cường vào
    năm 2020 v ới 3 trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng
    Văn hóa - Xã hội. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 (1-2007) quyết định rút ng ắn
    thời gian hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Để góp phần xây dựng Cộng
    đồng ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, bên cạnh các lĩnh vực hợp tác về
    chính trị, an ninh, kinh tế, cần tăng cường và nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục và
    đào tạo.
    Là nước đề xuất xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, một trong
    những yếu tố cấu thành của cộng đồng này là giáo dục. Bởi vậy, hợp tác giáo dục v à đào
    tạo giữa các nước ASEAN là m ột vấn đề quan trọng, vừa là nhiệm vụ , v ừa là trách
    nhiệm của Việt Nam. Với tinh thần đó, Đảng và Chính ph ủ đ ã đưa ra chủ trương và
    nhiều biện pháp để góp phần sớm hoàn thành nhiệm vụ này. Đến năm 2010, Việt Nam
    gia nhập ASEAN đư ợc 15 năm, để ti ếp tục nâng cao hiệu quả và chất l ượng hợp tác giáo
    2
    dục và đào tạo với các nước ASEAN, góp phần xây dựng thành công Cộng đồng Văn
    hóa - Xã hội ASEAN vào năm 2015, việc tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế
    và đúc k ết kinh nghiệm về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về hợp tác giáo dục v à
    đào tạo với các nước ASEAN là vi ệc làm cần thiết .
    T ừ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Chủ trương và
    s ự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về hợp tác giáo dục - đào tạo với các nước
    ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng
    Cộng sản Việt Nam.
    2. M ục đích, nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích của luận án
    Thông qua vi ệc nghi ên cứu chủ tr ương , s ự chỉ đạo của Đảng và thực tiễn hợp tác
    giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong 15 năm (1995-2010), lu ận
    án khẳng định tính chủ động, đúng đắn của Đảng trong việc lấy hợp tác giáo dục đào tạo
    là một trong những lĩnh vực hợp tác cơ bản để tăng cường hợp tác toàn diện với các
    nư ớc ASEAN; khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế v à bước đầu đúc kết
    một số kinh nghiệm chủ yếu.
    2.2. Nhiệm vụ của luận án
    Nêu rõ bối cảnh lịch sử, những nhân tố trong n ước và quốc tế tác động đến quan hệ
    hợp tác v ề giáo dục v à đào tạo giữa Việt Nam với các nước ASEAN; làm rõ các quan điểm
    c ủa Đảng và quá trình ch ỉ đạo thực hiện hợp tác về giáo dục và đào tạo v ới các nước
    ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010; phân tích những thành tựu và h ạn chế trong quá trình
    Đảng lãnh đ ạo h ợp tác v ề giáo dục và đào t ạo giữa Việt Nam với các nư ớc ASEAN; bước
    đầu nêu m ột số kinh nghiệm trong quá trình Đảng ch ỉ đạo hợp tác về giáo dục và đào tạo
    giữa Việt Nam với các nước ASEAN.
    3. Đ ối tượng và ph ạm vi nghiên cứu
    3.1. Về đối tượng nghi ên c ứu
    Luận án nghiên cứu chủ tr ương và s ự chỉ đạo của Đảng, quá trình tri ển khai thực
    hiện hợp tác v ề giáo dục và đào tạo với các nước ASEAN trên hai phương diện đa
    phương và song phương.
    3.2. Về phạm vi nghiên cứu
    - Thời gian nghiên cứu từ năm 1995 đến năm 2010.
    - Nội dung nghiên cứu: Hợp tác về giáo dục và đào tạo là lĩnh vực rộng lớn nên
    luận án chỉ tập trung làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về
    hợp tác giáo dục với các nước ASEAN.
    - Phạm vi nghiên cứu: Hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước ASEAN trên hai
    phương diện đa phương và song phương (trừ Brunây)
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luậnvà th ực tiễn: Cơ sở lý luận của luận án dựa trên lý lu ận
    c ủa chủ
    nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế, về giáo dục và đào tạo; các
    quan đi ểm lớn của Đảng và Nhà nước cũng nh ư các chủ trương, chính sách về hợp tác
    Việt Nam - ASEAN nói chung, hợp tác giáo dục và đào t ạo nói riêng. Về mặt thực tiễn,
    3
    luận án dựa tr ên th ực tiễn quá trình h ợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam với
    các nước ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010.
    4.2. Phương pháp nghiên c ứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là
    phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng
    phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kh ảo sát thực tiễn nhằm làm sáng tỏ
    những vấn đề đặt ra trong luận án.
    5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    5.1. Về tư liệu
    Luận án sưu tầm v à hệ thống hóa tư liệu về các chủ trương, s ự chỉ đạo và kết quả
    tổ chức thực hiện về hợp tác giáo dục và đào tạo với các nư ớc ASEAN từ năm 1995 đến
    năm 2010.
    5.2. Về nội dung
    - Làm rõ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác
    giáo dục v à đào t ạo với các nước ASEAN.
    - Phân tích nh ững th ành t ựu, hạn chế c ủa ch ủ trương và s ự chỉ đạo c ủa Đảng về
    hợp tác giáo dục v à đào tạo với
    các nư ớc ASEAN, qua đó đúc kết một số kinh nghiệm từ
    lý luận và thực tiễn , góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giáo dục và đào
    tạo giữa Việt Nam với các n ước ASEAN trong th ời gian tới.
    - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần v ào công tác nghiên c ứu, giảng dạy
    l ịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.
    6. Ý nghĩa của luận án
    - Kết quả nghi ên cứu của luận án góp phần làm rõ h ơn quan hệ hợp tác Việt Nam
    - ASEAN, khẳng định chủ trương và s ự chỉ đạo c ủa Đảng và Nhà nước về hợp tác v ới
    các nước ASEAN trên lĩnh vực giáo d ục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đ ất n ước và h ội nhập quốc tế là hoàn toàn đúng đắn, góp phần nâng
    cao ch ất lượng nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng trong th ời kỳ mới. Lu ận án cung cấp
    thêm những luận cứ khoa học và g ợi mở một số suy nghĩ có thể vận dụng vào thực tiễn
    hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam với ASEAN hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...