Chuyên Đề Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh lịch sử mới

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh lịch sử mới
    Con người là nguồn nhân lực, là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH. Bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn là rất cần thiết. Đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về KH-CN. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về GD-ĐT.
    Quá độ lên CNXH ở nước ta diễn ra trong những biến đổi lớn và sâu sắc của bối cảnh quốc tế. Một đặc điểm to lớn là cuộc cách mạng KH- CN hiện đại tác động mạnh mẽ và làm cho lực lượng sản xuất thế giới thay đổi về chất “cuốn hút hầu hết các nước ở những mức độ khác nhau”; nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội được quốc tế hóa sâu sắc và qua đó “ảnh hưởng lớn đến nhịp độ phát triển và cuộc sống các dân tộc”. Nó tạo ra “thời cơ phát triển nhanh cho các nước, đồng thời tạo ra những thách thức gay gắt, nhất là những nước lạc hậu về kinh tế”. Từ đặc điểm trên, nhiều Nghị quyết của Đảng ta nhấn mạnh: “Khoa học - công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển lực lượng sản xuất . giáo dục - đào tạo gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới” [23, tr.13].
    - Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một xu thế phát triển khách quan, trong đó vừa diễn ra quá trình hợp tác để phát triển, đồng thời vừa là quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các nước. Sự đua tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia, yêu cầu và điều kiện gia nhập hoạt động trong một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã và đang đặt ra cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, những cơ hội, đồng thời là những thách thức mới về chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa - dịch vụ, năng lực cạnh tranh.
    - Cuộc cách mạng KH- CN đã và đang tiếp tục diễn ra với những bước tiến nhảy vọt mang tính đột phá. Thế giới đã và đang chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển nền kinh tế tri thức. KH- CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh KH- CN và áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại; kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú. Thông tin và tri thức trở thành nguồn lực chủ yếu cho phát triển và lợi thế cạnh tranh của các nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...