Tiểu Luận Chủ trương của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội sau thời kì đổi mới 9đ

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 3

    PHẦN I: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI . 4

    PHẦN II: QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI . 11

    PHẦN III: CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 20

    PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI 31

    Tài liệu tham khảo 49


    LỜI NÓI ĐẦU

    Giải quyết các vấn đề xã hội phản ánh bản chất của một chế độ của con người, do con người và vì con người, một thuộc tính cơ bản của XHCN. Thực tế đã chứng minh một nhà nước không quan tâm đến xã hội, không quan tâm đến quyền lợi của người dân thì nhà nước đó sớm muộn cũng tiêu vọng. Đó chính là nhà nước trong thời kì chiếm hữu nô lệ hay phong kiến. Chính vì vậy,là một nước XHCN của dân do dân vì dân,là một nhà nước tiến bộ, nước ta lại càng phải đặt việc giải quyết các vấn đề xã hội lên hàng đầu, là một trong những nhiệm vụ cấp bách của quốc gia.Chỉ có việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội mới mang lại sự ổn định trong quốc gia để phát triển kinh tế, để giúp đất nước ngày càng hoàn thiện và phát triển phồn thịnh hơn. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã nhận thấy được rằng Đảng và Nhà nước đang nỗ lực cố gắng hết sức mình để giải quyết triệt để các vấn đề xã hội nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho nhân dân ta. Mặc dù vẫn còn có những hạn chế song người dân VN cho đến nay đã có được cuộc sống tốt đẹp hơn và hi vọng trong tương lai mức sống của nhân dân ta được nâng cao như các nước phát triển trong khu vực và xa hơn nữa là các cường quốc như mong ước của Bác Hồ. Để hiểu rõ quyết tâm cũng như quan điểm, chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng như thế nào chúng tôi xin trình bày tóm gọn dưới đây.



    PHẦN I: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
    Sau 26 năm xây dựng nhà nước quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã có những thành tựa nhất định song hạn chế vẫn tồn tại.Sai sót là không thể thiếu trong lãnh đạo, quan trọng ta đã biết khắc phục những chính sách đã lỗi thời. Cụ thể trước đại hội VI ta có rất nhiều các khó khăn và các chính sách lỗi thời cần giải quyết.

    Các khó khăn và chính sách lỗi thời trước đại hội VI

    Trước nhiều thách thức Đại hội Đảng lần thứ VI (12- 1986) xác định quyết tâm: “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt đổi mới là con đường vươn lên đáp ứng đòi hỏi của thời đại, đối phó thắng lợi với mọi thử thách, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của nhân dân đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”.
    Một nguyên tắc căn bản của công cuộc đổi mới được xác định là: “Xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng nhìn một cách khái quát được thể hiện tập trung trên 4 lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
    Vàtại Đại Hội VI (1986) Đảng ta đã chỉ rõ: “ Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và nhà nước về sự thống nhất chính sách kinh tế và chính sách xã hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng xã hội”; “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế.”[1].

    Với quan điểm đó, Đại hội VI đã đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ của chính sách xã hội.Đó là, cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định được những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên.

    Giải quyết các vấn đề Xã hội tại Đại hội VI
    “Thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu suất cao; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao với một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.”
    Có thể thấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là lần đầu tiên ta nêu lên khái niệm "Chính sách xã hội".Đây là sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
    Tiếp đó, đến Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI, tháng 3-1989), Đảng ta đã bổ sung quan điểm về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã
    [HR][/HR][1]Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội, tr86.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...