Luận Văn Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm 2001

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Nhân tố quốc tế luôn giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của
    mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển được nếu
    không có quan hệ với thế giới bên ngoài.
    Trong lịch sử quan hệ ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Trung
    Quốc có một vị trí quan trọng, tác động đa chiều tới sự phát triển của mỗi nước
    và có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đối với sự phát triển của Việt Nam. Đặc biệt,
    Trung Quốc là nước có lịch sử quan hệ bang giao, đối ngoại cực kỳ phức tạp, vừa
    thấm đẫm tình hữu hảo keo sơn, vừa không ít khúc mắc, đau đớn, bất hòa với
    Việt Nam. Trong quan hệ ấy, có thảm kịch tan nát liên minh, huynh đệ tương
    tàn, tái lập bang giao .
    Năm 1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
    Sự kiện này là một dấu mốc mới, một bước chuyển căn bản về chất trong quan hệ
    hai nước. Từ đó đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc đã trải qua
    những bước thăng trầm khác nhau, nhưng những năm 1975 - 2001 vẫn là thời kỳ
    mà quan hệ hai nước để lại những ảnh hưởng nhất định trong tiến trình phát triển
    của mỗi quốc gia. Những năm 1975 - 2001 cũng là thời gian mối quan hệ Việt
    Nam - Trung Quốc diễn trong bối cảnh quốc tế phức tạp với những sự thay đổi cơ
    bản trong xu thế của thời đại, những biến động to lớn trong các mối quan hệ quốc tế.
    Hiện nay, Trung Quốc vừa là một nước lớn, vừa là nước láng giềng của Việt
    Nam, đang phát triển với tốc độ cao và ổn định, có vị thế ngày càng cao trên
    trường quốc tế. Đây là một đối tác chiến lược đặc biệt của Việt Nam và việc thúc
    đẩy, tăng cường quan hệ với Trung Quốc là một nội dung rất quan trọng trong
    đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
    ở thời điểm hiện tại, quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc vẫn đang tiếp
    tục phát triển với cả những thành tựu và tồn tại. Do vậy, nghiên cứu quá trình
    thực hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN một
    cách hệ thống, toàn diện là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
    sâu sắc. Thông qua đó, một mặt, chúng ta có thể đánh giá được những thành tựu
    cũng như hạn chế của đường lối đối ngoại mà ĐCSVN đề ra trong thời kỳ đất
    nước quá độ tiến lên CNXH; góp phần tiếp tục đưa mối quan hệ Việt Nam-
    Trung Quốc đi vào ổn định và phát triển quan hệ hai nước ở hiện tại, phục vụ
    thiết thực lợi ích của hai dân tộc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong
    việc xử lý quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, giúp chúng ta có thêm
    những cơ sở khoa học để tiếp tục hoàn thiện đường lối, chủ trương trong giai
    đoạn mới, góp phần thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực, thế giới.
    Mặt khác, qua luận án, cung cấp thêm một số tư liệu để phục vụ công tác giảng
    dạy môn Lịch sử nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
    Đó chính là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn đề tài cho luận án tiến sĩ
    lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình là "Chủ trương của Đảng Cộng
    sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến 2001".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...