Thạc Sĩ Chu trình sống của tế bào trong phát triển thực vật

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CHU TRÌNH SỐNG CỦA TẾ BÀO TRONG PHÁT TRIỂN THỰC VẬT
    Định dạng file word kèm slide ppt

    MỤC LỤC
    STT NỘI DUNG TRANG
    1 Mở đầu 2
    2 Nội dung 3
    + Chu kì sống của tế bào 3
    - Khái niệm chu trình tế bào thực vật 3
    - Đặc trưng điều tiết chu trình tế bào 4
    + Chu trình tế bào thực vật 5
    - Chu trình tế bào mô phân sinh 5
    - Vách sơ cấp 13
    - Pha sinh trưởng tế bào 14
    - Vách thứ cấp 16
    - Pha phân hóa tế bào thực vật 17
    3 Kết luận 20
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

    A. MỞ ĐẦU
    Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật cũng như của các mô, cơ quan gắn liền với sự sinh trưởng và phát triển của mỗi tế bào. Cơ thể thực vật lớn lên là do kết quả của quá trình gia tăng số lượng tế bào (do phân bào), tăng kích thước tế bào (do sinh trưởng kéo dài) và biến đổi về chất trong cấu trúc và chức năng của các bào quan, của tế bào (phân hóa). Ở thực vật bậc cao, trong mô phân sinh tồn tại hai nhóm tế bào khác nhau theo thời gian sống và hoạt tính phân bào. Nhóm tế bào đầu dòng trong các mô phân sinh tồn tại suốt cả chu kì sinh dưỡng của cây. Chúng tồn tại ở trạng thái trẻ lâu và luôn phân chia, chu kì phân bào của chúng dài hơn nghĩa là số lần phân bào trong đơn vị thời gian thưa hơn. Nhóm các tế bào còn lại của mô phân sinh sau khi được phân chia từ tế bào đầu dòng, tiếp tục một số lần phân chia, sau đó chuyển sang pha sinh trưởng kéo dài rồi phân hóa hình thành các mô khác nhau trong các cơ quan khác nhau.
    Chu kì sống của tế bào thực vật gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Chu kì sống của mỗi loại tế bào được điều chỉnh bởi các cơ chế phức tạp có ở môi trường trong và ngoài cơ thể thực vật. Nếu cơ chế điều chỉnh đó bị rối loạn hay hư hỏng sẽ dẫn đến rối loạn thời gian của chu kì tế bào. Sự phát triển của tế bào thực vật trải qua các giai đoạn và sau mỗi giai đoạn cơ thực vật hoàn thiện dần. Trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển cuối cùng là sự già và chết của thực vật nói riêng và của các sinh vật nói chung. Và như vậy đã kết thúc một chu trình sống của tế bào của cơ thể.
    Một đặc trưng của tế bào thực vật mà ở tế bào động vật không có là bên ngoài màng tế bào có vách rất cứng chắc bảo vệ tế bào. Do đó, trong sự phát triển của tế bào có các giai đoạn hình thành vách sơ cấp và vách thứ cấp. Ngoài sự gia tăng số lượng tế bào, ở thực vật tế bào còn có sự tăng trưởng theo chiều dài gọi là pha kéo dài. Đây cũng là đặc trưng chỉ có ở tế bào thực vật. Mặt khác trong tế bào thực vật còn có các chất giúp điều chỉnh, kích thích các quá trình sinh lí bên trong tế bào, cơ thể diễn ra bình thường.
    Sau đây chúng ta cùng nghiên cứu sâu hơn về chu kì sống của tế bào, cơ chế điều chỉnh chu kì tế bào và sự phát triển tế bào thực vật.
    B. NỘI DUNG
    I) CHU KÌ SỐNG CỦA TẾ BÀO
    1. Khái niệm về chu trình tế bào thực vật:
    Một trong những đặc tính cơ bản của cơ thể sống là đặc tính sinh sản, tức là khả năng tự sinh ra cơ thể giống mình. Đặc tính sinh sản của cơ thể có cơ sở ở sự phân bào.
    Từ 1855, R.Virchow đã khẳng định “cũng giống như động vật được sinh ra chỉ từ động vật, thực vật chỉ sinh ra thực vật, tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước”. Năm 1882, W.Flemming phát hiện ra hiện tượng phân bào có tơ (mitosis) sau khi tế bào trải qua một thời gian sinh trưởng. Về sau các nhà tế bào học phát hiện ra phân bào được xen kẽ với thời gian sinh trưởng theo từng chu kỳ.
    Chu trình sống của tế bào (ontogenesis) là thời gian tồn tại của tế bào từ thời điểm nó được sinh ra do sự phân chia của tế bào mẹ đến lần phân chia của bản thân nó (tế bào mô phân sinh) hoặc đến khi chết (các tế bào đã phân hoá trong các mô).
    Trong chu trình tế bào diễn ra vô số các quá trình tổng hợp nhiều cấu trúc tế bào. Có thể khái quát quá trình đó theo trình tự biểu hiện gen: AND- ARN- Protein. Các protein tự tập hợp thành các khối hoạt tính chức năng trên phân tử và tác động đến hoạt tính chức năng của các chu trình trao đổi chất. Quá trình biểu hiên gen từ AND thành các protein cấu trúc và các protein enzim được điều tiêt một cách có quy luật liên quan với đặc trưng về mặt hình thái và chức năng của cấu trúc bào quan và cơ thể theo các giai đoạn của chu trình tế bào.
    Chu trình tế bào gồm chu trình nhân hoặc chu trình nhiễm sắc thể (sự tái bản AND và sự phân chia) và chu trình tế bào chất hoặc chu trình phân chia tế bào chất( cytokinesis) ( tăng gấp đôi và phân chia các thành phần tế bào chất vốn là các bào quan trong tế bào có nhân).
     
Đang tải...