Chuyên Đề Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng tư pháp bảo trợ

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng tư pháp bảo trợ


    Nền tư pháp Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 65 năm hình thành và phát triển, không thể không nhắc đến một chế định mà cho đến mãi sau này vẫn làm cho các thế hệ cán bộ pháp luật Việt Nam phải suy nghĩ, liệu chúng ta đã học đầy đủ để làm theo tư tưởng nền tư pháp nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay chưa?

    1. Tư tưởng, thể chế, điều kiện và quan niệm về tư pháp bảo trợ

    Giành độc lập cho dân tộc, để nước Việt Nam có vị thế bình đẳng với các cường quốc năm châu; tự do, hạnh phúc, bình đẳng và bác ái cho công dân để công dân được làm chủ đời mình và vận mệnh của đất nước, đó là sợi chỉ đỏ nhân văn xuyên suốt trong quá trình đấu tranh cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch muốn người dân Việt Nam là công dân của một nước độc lập, nhưng nền độc lập ấy phải đem lại cho công dân nước mình những giá trị đích thực của cuộc sống, đó là phẩm giá làm người sau bao năm trường phải chịu kiếp sống nô lệ. Phẩm giá đó được Nhà nước dân chủ bảo vệ thông qua pháp luật và phẩm giá của mọi người đều được pháp luật bảo vệ ngang bằng nhau, không bị phân biệt về nguồn gốc dân tộc, giới tính, địa vị xã hội . Tư tưởng “trăm điều phải có thần linh pháp quyền”, coi pháp luật là thiêng liêng vì pháp luật là đại lượng quyền lực được công nhận chung, xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của công dân, vừa để tránh tuỳ tiện và lạm quyền, lại vừa ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước và khơi dậy ý chí tự giác chấp hành pháp luật của công dân. Mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật; các quyền của công dân, không phân biệt giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc xuất thân, vị thế xã hội được tôn trọng và được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp công dân vi phạm pháp luật, phạm tội thì quy trình thủ tục điều tra và xét xử phải như nhau, minh bạch, công bằng và công khai để có thể giám sát.

    Bắt nguồn từ tư tưởng yêu nước, thương dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi vừa giành được chính quyền dân chủ nhân dân, mặc dù trong lúc đối phó thù trong, giặc ngoài (giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt ) vẫn dành nhiều thời gian cho việc quy định chế định “tư pháp bảo trợ” - mà thực chất là trợ giúp pháp lý hiện nay - để hoạt động điều tra, xét xử tội phạm được bảo đảm tiến hành như quy trình tố tụng của các quốc gia văn minh, tiến bộ khác. Tư tưởng này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ uy tín của Nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ trong nhiệm vụ bảo vệ người dân, tránh oan sai, lạm quyền hoặc ức hiếp dân, cũng như không để lọt tội phạm. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhằm bảo đảm có luật sư thực hiện bào chữa cho bị can, bị cáo trước các phiên xét xử tại Toà án của chế độ dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 10/SL ngày 10/10/1945 về việc duy trì tổ chức luật sư cũ. Hiến pháp 1946 (Điều 67) quy định: “Người bị cáo1 được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Ngay sau đó, Chủ tịch đã ký các Sắc lệnh 13/SL ngày 24/1/1946, trong đó có quy định về chế độ “Tư pháp bảo trợ”: “nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án sẽ cử một luật sư hoặc một bào chữa viên để bào chữa”. Tại Sắc lệnh số 113/SL ngày 28/6/1946 về lệ phí và án phí (Điều 7) cũng quy định “nguyên cáo hoặc bị cáo trong một việc hộ có quyền xin tư pháp bảo trợ”, như vậy, chế định bảo trợ tư pháp cũng được áp dụng đối với các vụ việc dân sự do Toà xử.

    Sắc lệnh số 217/SL ngày 22/11/1946 quy định về việc các vị Thẩm phán đệ nhị cấp (tỉnh và khu) có bằng Luật khoa cử nhân có thể ra làm luật sư với các điều kiện thời gian cụ thể (nếu có 3 năm thực hành chức vụ tư pháp trước các Toà án không phải tập sự, chưa đủ 3 năm phải tập sự luật sư thêm; nếu là Thẩm phán tại một quản hạt Toà thượng thẩm, mới thôi chức 1 năm thì không được mở Văn phòng luật sư ở quản hạt đó - vì vị Thẩm phán này vẫn có thể còn ảnh hưởng trong địa hạt và đặc biệt, không bị liên đới đến những vụ phải xử phúc thẩm và án kéo dài). Do số lượng luật sư còn quá nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu nên Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 và Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 đã quy định về việc mở rộng chế độ bào chữa, cho phép các bị can, bị cáo có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực trước các Toà án (trừ Toà án binh tại mặt trận); đương sự có thể trình danh sách 03 người để ông Chánh án chọn 01 người và thừa nhận; nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể tự mình hay theo yêu cầu của bị can cử một người ra bào chữa cho bị can, nhưng người bào chữa không được nhận tiền thù lao của bị can (nếu nhận bị truy tố về tội lừa đảo). Ông Chánh án lập ra một danh sách người trong tỉnh có đủ điều kiện và bằng lòng đứng ra bào chữa trong các phiên toà và niêm yết tại Phòng lục sự Toà án (danh sách này được thêm, bớt theo yêu cầu từ phía Uỷ ban kháng chiến hành chính và ông Chánh án); đương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...