Tài liệu Chủ thuyết Đạo học

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng của Lão Tử được biểu lộ qua cuốn Đạo Đức Kinh, vẻn vẹn chỉ có năm ngàn chữ, thế mà đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Trung Hoa. Những trước tác chuyên giải nghĩa cho Đạo Đức Kinh, đến nay đã có trên 600 cuốn. Ở nước ngoài, chỉ riêng bản dịch Đạo Đức Kinh bằng tiếng Anh cũng đã nhiều đến 44 bản. Tựu trung, Đạo là ý niệm cơ bản nhất và quan trọng nhất trong cuốn Đạo Đức Kinh. Do đó, người ta gọi học thuyết của Lão Tử là Đạo học .


    Nguyên chữ Đạo đã chứa rất nhiều hàm nghĩa, riêng trong chương 11 của cuốn Trung Quốc triết học nguyên luận của Giáo sư Đường Quân Nghị, cũng đã quy nạp đến những sáu điểm chính:


    1/- Đạo thể hư vô.

    2/- Đạo thể siêu hình.

    3/- Đạo của hình tượng.

    4/- Đạo của đồng đức.

    5/- Đạo trong việc tu luyện đức tính và nếp sống.

    6/- Đạo trong trạng thái sự vật cụ thể và cảnh giới tâm linh, nhân cách của con người.


    Nhưng ngay câu mở đầu của Đạo Đức kình lại viết rằng: Đạo khả đạo, phi trường đạo. (Đạo mà có thể cắt nghĩa được, thì chẳng là Đạo vĩnh thường). Vậy Đạo của Lão Tử như thế nào? Chúng ta có thể tìm hiểu Đạo đó qua tư tưởng và hành vi của Lão Tử. Bởi chán ghét thế cuộc nhiễu nhương, nhân sự chỉ đua đòi lợi lộc, Lão Tử chủ trương chính trị vô vi”, mặc cho mọi việc thuận theo quy luật tự nhiên. Người cho rằng, sở dĩ thần dân khó trị là bởi cấp lãnh đạo Hữu vi (cố làm cái gì đó), nếu họ vô vi (chẳng làm gì cả), là dân tự hóa (tự giải quyết hết mọi sự việc) Lão Tử giải thích thêm rằng, khi ta hiếu tĩnh là dân tự chánh; ta vô sự là dân tự phú. Thậm chí còn chủ trương Tuyệt Thánh khí tri (Đoạn tuyệt với Thánh Hiền, loại bỏ trí thức) và Tuyệt Nhân khí nghĩa (Đoạn -tuyệt với cái gọi là Nhân, loại bỏ những gì gọi là Nghĩa) nữa, cứ để cho tất cả trở về với bản tánh chất phác, chân thật thôi. Xem lại lời đối thoại trên, giữa Lão Tử với Khổng Tử, chúng ta thấy tư tưởng và phong cách của Lão Tử khác hẳn với nhà Nho học, bởi tư tưởng đó có khuynh hướng phản nhân văn, thiên về triết lý siêu hình, nên Lão Tử được coi là một triết gia rất lý trí và bình thản.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      21.7 KB
      Xem:
      0
Đang tải...