Tài liệu Chủ thể của Tội phạm. Các dấu hiệu và sự phân loại định tội danh theo chủ thể của Tội phạm?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [Tổng hợp Bài soạn ôn thi tốt nghiệp 52 trang gồm nhiều câu hỏi + đáp án ôn thi tốt nghiệp môn Luật hình sự ]

    Câu 16: Chủ thể của TộI PHạM; các dấu hiệu và sự phân loại định tội danh theo chủ thể của TộI PHạM.
    Chủ thể của TộI PHạM là 1 trong những yếu tố bắt buộc của TộI PHạM. Pháp luật nước ta không trực tiếp sử dụng khái niện “chủ thể của TộI PHạM”. Nhưng để thể hiện khái niệm đó trong các điều luật của BLHS đã sử dụng khái niệm “người nào phạm tội”, “người phạm tội”, “người bị kết án”
    Theo PLHS Việt Nam (điều 2, 8, 9, 10, 12, 68 BLHS) chỉ người nào phạm 1 tội được luật hình sự quy định mới phải chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự và chỉ chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự trong giới hạn đã được luật hình sự quy định.
    Chủ thể của TộI PHạM là người có khả năng chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự trong trường hợp người đó thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là TộI PHạM.
    Năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự và đạt độ tuổi nhất định theo luật là các dấu hiệu bắt buộc để coi 1 người là chủ thể của TộI PHạM. Theo pháp luật HSVN chủ thể của TộI PHạM chỉ là thể nhân, là con người cụ thể đang sống. Pháp nhân không thể coi là chủ thể của TộI PHạM và không thể bị truy cứu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự, vì rằng trong hành vi của chúng thiếu điều kiện chủ quan của TRÁCH NHIệM HÌNH Sự là thái độ tâm lý và hành vi. Nếu như các TộI PHạM do những người đại diện cho pháp nhân thực hiện, thì chính những người đại diện đó phải chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự chứ không phải các pháp nhân. Người đã chết không thể là chủ thể của TộI PHạM.
    Như vậy, theo luật HSVN, chủ thể của TộI PHạM là con người cụ thể đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là TộI PHạM trong tình trạng có năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự và đạt độ tuổi nhất định do luật định và trong 1 số trường hợp khác có các dấu hiệu đặc biệt chỉ ra trong điều luật tương ứng.
    Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cho chủ thể TộI PHạM có mối lien quan chặt chẽ với các yếu tố khác của CấU THÀNHTộI PHạM. Chính bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội (mặt khách quan) và việc thực hiện hành vi đó 1 cách cố ý hoặc vô ý (mặt chủ quan) chủ thể gây ra cho khách thể bị xâm hại.
    Cần lưu ý rằng các dấu hiệu pháp lý của chủ thể của TộI PHạM và thể hiện hết các đặc điểm của người thực hiện phạm tội. Do vậy, trong luật HSVN cùng với khái niệm chủ thể của TộI PHạM còn sử dụng khái niệm nhân thân người phạm tội. Đây là 2 khái niệm có nhiều nội dung giống nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Chủ thể của TộI PHạM là tổng hợp các dấu hiệu bắt buộc phải có thuộc về cá nhân người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà thiếu chúng thì không có CấU THÀNHTộI PHạM. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp mọi dấu hiệu xã hội đặc trưng cho người phạm tội có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề TRÁCH NHIệM HÌNH Sự. Khái niệm nhân thân người phạm tội rộng hơn khái niệm chủ thể của TộI PHạM bởi vì nó bao gồm các dấu hiệu khác.
    Những dấu hiệu và đặc điểm của chủ thể của TộI PHạM có thể được chia thành 2 nhóm: những đặc điểm tội phạm học và những dấu hiệu pháp lý hình sự.
    - Những đặc điểm tội phạm học (đặc điểm chính trị, đạo đức, đặc điểm tâm sinh lý của người phạm tội ) nghiên cứu đặc điểm tội phạm học giúp ta tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy việc thực hiện TộI PHạM và đề ra các biện pháp phòng ngừa. Cùng với các điều kiện đó các đặc điểm tội phạm học của chủ thể TộI PHạM có thể có ý nghĩa rất lớn để quy định biện pháp hình phạt cụ thể.
    - Nhóm đặc điểm thứ hai về nhân thân và phạm tội gồm những dấu hiệu có tính chất pháp lý hình sự. Nhóm này bao gồm 1 số không lớn các dấu hiệu. Trong nhóm này chỉ có những đặc điểm của chủ thể TộI PHạM có ý nghĩa truy cứu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự đối với 1 người. Những dấu hiệu này gắn liền với việc làm sáng tỏ nội dung của các QPPL hình sự.
    Theo luật hình sự, chủ thể của TộI PHạM là người thực hiện TộI PHạM và có những dấu hiệu (đặc điểm) được nêu trong PLHS. Một người được coi là thực hiện TộI PHạM nếu người đó tự mình bằng sức lực của mình (trong đó có cả việc sử dụng lực lượng của nhân thân, của súc vật, thú rừng ) thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của CấU THÀNHTộI PHạM nhất định. Một người được coi chủ thể của TộI PHạM cả trong trường hợp nếu để đạt được kết quả TộI PHạM người đó đã sử dụng việc làm của những người không có năng lực chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự; người chưa đủ tuổi chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự và của những người khác không hiểu được ý nghĩa thực tế của công việc họ làm, như 1 công cụ phạm tội.
    Người thực hiện TộI PHạM và tất cả những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) đều coi là chủ thể của TộI PHạM. Chủ thể của TộI PHạM không chỉ là người thực hiện hoàn toàn hành vi TộI PHạM mà cả những người có lỗi trong hoạt động chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
    Muốn coi 1 người là chủ thể của TộI PHạM thì người đó phải có những dấu hiệu (đặc điểm) nhất định. Trong PLHS nước ta những đặc điểm này thể hiện như những dấu hiệu của cấu thành nói về chủ thể TộI PHạM. Việc xác định những dấu hiệu này là hết sức bắt buộc để tiến hành quá trình định tội danh đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những dấu hiệu pháp lý của chủ thể của TộI PHạM có 1 số đặc điểm đặc biệt so với các dấu hiệu cấu thành nói về phương diện chủ quan và phương diện khách quan của TộI PHạM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...