Tài liệu Chủ thể của quan hệ pháp luật trong luật dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
    TRONG LUẬT DÂN SỰ
    ******

    [TABLE=width: 653]
    [TR]
    [TD]Chương I
    [/TD]
    [TD]Cá nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 1
    [/TD]
    [TD]Lý lịch dân sự của cá nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Mục 2
    [/TD]
    [TD]Tư cách chủ thể quan hệ pháp luật của cá nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Mục 3
    [/TD]
    [TD]Bảo vệ không có năng lực hành vi
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương II
    [/TD]
    [TD]Pháp nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 1
    [/TD]
    [TD]Lịch sử của chế định pháp nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Mục 2
    [/TD]
    [TD]Tính chất pháp lý của pháp nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Mục 3
    [/TD]
    [TD]Phân loại pháp nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 4
    [/TD]
    [TD]Chế độ pháp lý của pháp nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương III
    [/TD]
    [TD]Hộ gia đình, tổ hợp tác
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 1
    [/TD]
    [TD]Hộ gia đình
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Mục 2
    [/TD]
    [TD]Tổ hợp tác
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Luật dân sự Việt Nam hiện hành thừa nhận sự tồn tại của bốn loại chủ thể của quan hệ pháp luật: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.

    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Chương I. Cá nhân
    [/TD]
    [TD]TOP
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Cá nhân luôn có lý lịch dân sự cho phép phân biệt với cá nhân khác. Sự tồn tại của tư cách chủ thể quan hệ pháp luật của cá nhân lệ thuộc vào một số điều kiện. Mặt khác, ta biết rằng trên nguyên tắc, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật ngang nhau và, một cách ngoại lệ, một cá nhân nào đó có thể mất năng lực pháp luật trong một hoặc nhiều quan hệ đặc thù; trái lại, không phải mọi cá nhân đều có năng lực hành vi ngang nhau và có những cá nhân ở trong tình trạng mất năng lực hành vi tổng quát hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ (gọi chung là không có năng lực hành vi): luật xác định rằng người không có năng lực hành vi cần được bảo vệ. Cuối cùng, có những cá nhân, dù đã thành niên, ở trong tình trạng suy đồi về nhân cách: luật nói rằng những cá nhân này có thể ở bị đặt trong tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi để các giao dịch của họ được giám sát nhằm tránh gây thiệt hại cho người khác, cũng như để bảo vệ quyền lợi của chính họ trong điều kiện những quyền lợi ấy có nguy cơ bị hy sinh trong những giao dịch được xác lập một cách thiếu cân nhắc.

    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Mục I. Lý lịch dân sự của cá nhân
    [/TD]
    [TD]TOP
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Lý lịch dân sự của cá nhân hình thành từ ba yếu tố: họ và tên, hộ tịch, và nơi cư trú.

    I. Họ và tên

    Khái niệm. Họ và tên là danh xưng bắt buộc mà một cá nhân phải có để phân biệt với những những cá nhân khác, nhất là khi được xướng lên ở nơi công cộng. Họ và tên bao gồm hai phần: họ, để chỉ định nguồn gốc gia đình; tên (đúng ra là tên và chữ lót hoặc tên đệm), để chỉ định một người không phải là một người khác. Tất nhiên, chỉ họ và tên thôi chưa đủ để phân biệt các cá nhân trong tất cả mọi trường hợp; nhưng rõ ràng, trong hầu hết các quá trình giao tiếp phổ thông, họ và tên là công cụ phân biệt hữu hiệu nhất.

    Họ và tên khác với bí danh, bút danh. Bất kỳ người nào cũng phải có họ và tên, trong khi không phải ai cũng có bí danh, bút danh. Hơn nữa việc đặt họ và tên chịu sự chi phối của các quy tắc được ghi nhận cả trong luật và trong tục lệ, và được đăng ký bắt buộc trong các chứng thư hộ tịch; trong khi việc đặt bí danh, bút danh thường chỉ cần tuân theo các tập quán vùng hoặc nghề nghiệp, không được ghi trong chứng thư khai sinh, và không bắt buộc ghi trong các chứng thư hộ tịch khác. Bí danh, bút danh trong luật Việt Nam cũng có thể được bảo vệ, trong trường hợp người có bí danh, bút danh bị thiệt hại do việc sử dụng bí danh, bút danh của người khác gây ra (BLDS Điều 28 khoản 3).
    Ta xem xét hai vấn đề chính: đặt họ và tên; thay đổi họ và tên.
    A. Đặt họ và tên

    Đặt họ và tên là một quyền đồng thời là một nghĩa vụ đối với mỗi cá nhân. Việc đặt tên chịu sự chi phối của những nguyên tắc riêng so với việc đặt họ.

    1. Quyền được đặt họ và tên

    Mỗi người có quyền có họ và tên. Nguyên tắc này được chính thức thừa nhận trong luật viết (BLDS Ðiều 28 khoản 1). Quyền có họ và tên được hiểu như quyền được gọi, được xưng hô, quyền tự xưng bằng họ và tên, trong quan hệ với người khác. Tương ứng với quyền có họ và tên, mỗi người có nghĩa vụ có họ và tên: Nghĩa vụ có họ và tên được xác lập trong mối quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước: cá nhân phải có họ và tên, vì điều đó cần thiết cho việc quản lý dân cư, cho việc quản lý hộ tịch và lý lịch tư pháp của cá nhân.

    Không chỉ có quyền có họ và tên, mỗi người còn có quyền đối với họ và tên của mình. Trong chừng mực nào đó, quyền đối với họ và tên có những đặc điểm của quyền sở hữu[SUP][1][/SUP]: người có một họ và tên có thể yêu cầu được bảo vệ, trong trường hợp họ và tên của mình bị một người khác sử dụng. Họ và tên còn được bảo vệ như những giá trị tinh thần: người có một họ và tên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp họ và tên của mình bị bôi nhọ.

    Sử dụng họ và tên. Theo BLDS Ðiều 28 khoản 2, cá nhân xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Thực ra, cá nhân có nghĩa vụ sử dụng họ và tên thật của mình không chỉ trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ được phép sử dụng họ và tên khác, không
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...