Tiểu Luận Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông – nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán G

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông – nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán Giải quyết tranh chấp Biển Đông


    Abstract: Khái quát về Biển Đông; vị trí ; vai trò; lãnh thổ và chủ quyền quốc gia cũng
    như việc tranh chấp Biển Đông. Tìm hiểu những quy định của pháp luật quốc tế trong
    việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển. Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn xác lập
    chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Tổng hợp tình hình tranh chấp trên Biển Đông
    hiện nay, phân tích nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp, tác động của tranh chấp tới các
    bên và cộng đồng quốc tế. Đưa ra các nguyên t ắc, phương thức giải quyết tranh chấp
    quốc tế nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế về biển theo quy định của Công
    ước Luật bi ển 1982 nói riêng. Trình bày cơ sở lịch sử, pháp lý xác l ập và thực hiện chủ
    quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời đề xuất bản
    luận cứ chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Kiến nghị việc hoàn
    thi ện pháp luật Vi ệt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và lời giải cho bài toán
    “Giải quyết tranh chấp Biển Đông”. Đề xuất việc bảo vệ chủ quyền từ pháp lý tới thực
    ti ễn.
    Keywords: Luật Quốc tế; Chủ quyền; Biển Đông; Tranh chấp Biển Đông; Pháp luật Vi ệt
    Nam
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vấn đề Biển Đông luôn hun nóng các diễn đàn khu vực cũng như quốc tế, trở thành chủ đề
    bàn luận chính trên các phương tiện truyền thông và là một trong những vấn đề mang tính cấp
    thi ết quốc gia, thu hút nhiều sự quan tâm từ dư luận thế giới. Sóng Biển Đông tưởng chừng đã
    được xoa dị u khi các bên cùng ngồi lại, đàm phán và nhất trí thông qua Quy tắc hướng dẫn thực
    thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Thế nhưng, khi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông
    chưa kịp hình thành thì hàng loạt sự kiện đáng tiếc đã di ễn ra khiến tình hình tranh chấp Biển
    Đông thêm căng thẳng và việc giải quyết mâu thuẫn càng trở nên khó khăn.
    Tranh chấp Biển Đông không phải là m ột vấn đề mới nhưng với diễn biến phức tạp mang
    tính thời sự quốc tế cùng những thách thức và nguy cơ ẩn chứa thì Biển Đông đang nổi những
    hồi chuông cảnh tỉnh, hối thúc những hành động khẩn trương, phù hợp nhằm bảo vệ toàn vẹn
    lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Chính vì thế, “Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông – nhìn
    từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán “Giải quyết tranh chấp Biển Đông”” thực
    sự là m ột đề tài cần được tìm hiểu, nghiên cứu và thảo luận nhiều hơn.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Có khá nhiều luận văn, luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu khoa học, đã tìm hiểu, khai
    thác các vấn đề liên quan tới Biển Đông. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã góp phần chứng
    minh chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đưa ra cách nhìn, cách giải quyết về vấn đề tranh
    chấp biển, đảo cũng như khẳng định được Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên,
    việc nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại và có giá trị về mặt khoa học lý luận nên việc áp dụng vào
    thực tiễn chưa đạt hi ệu quả khiến bài toán về tranh chấp Biển Đông vẫn chưa tìm được lời giải
    phù hợp.
    3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
    - Mục đích nghiên cứu
    Với đề tài luận văn này, tác giả hi vọng mình có thể đóng góp một phần tiếng nói cũng như
    trí tuệ, giúp đặt thêm những viên gạch nhỏ xây nền tảng pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ toàn vẹn
    chủ quyền của Việt Nam trên biển. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhằm mục đích tìm kiếm
    những giải pháp hiệu quả cùng những chiến lược phù hợp nhất cho bài toán “giải quyết tranh
    chấp Biển Đông” với mong muốn có thể vận dụng chúng vào việc nhanh chóng giải quyết bài
    toán trong thực tế.
    - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu một cách chung nhất, khái quát nhất về những tranh chấp
    trên Bi ển Đông, cơ sở pháp lý và thực tiễn xác lập chủ quyền quốc gia trên biển cũng như quan
    điểm và quy định của pháp luật quốc tế về giải quy ết tranh chấp liên quan tới biển, đảo. Từ cái
    nhìn tổng quan, đưa ra cách nhìn cụ thể và toàn diện hơn đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông
    của Việt Nam mà đặc biệt là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Qua đó, kiến nghị hoàn thiện pháp
    luật Vi ệt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và lời giải cho bài toán “giải quyết tranh
    chấp Biển Đông”.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, phương pháp duy vật biện
    chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, của tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các
    phương pháp nghiên cứu khoa học khác. Từ các phương pháp nghiên cứu đã được xác định và
    lựa chọn, luận văn được tư duy và viết theo hướng kết hợp đồng thời hai phương pháp diễn dịch
    và quy nạp nhằm tạo sự hài hòa, chặt chẽ và logic cho các luận điểm được trình bày.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Luận văn đã góp phần làm phong phú hơn hệ thống tài liệu nghiên cứu về biển, đảo của
    Việt Nam và trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các cá nhân mong muốn tìm hiểu, nghiên
    cứu về vấn đề Biển Đông trên góc độ lý luận và khoa học.
    Về thực tiễn, những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Vi ệt Nam cùng các giải pháp giải quyết
    tranh chấp Biển Đông, mặc dù chưa thể góp phần giúp quốc gia giải quyết tri ệt để vấn đề tranh
    chấp nhưng nghiên cứu này cũng phần nào thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả đối với
    vấn đề chung liên quan tới vận mệnh của đất nước.
    6. Cơ cấu của luận văn
    Theo yêu cầu chung của một nghiên cứu khoa học, luận văn có bố cục gồm ba phần chính
    là: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Trong đó, phần nội dung được chia thành ba chương với các
    mục lớn và mục nhỏ tương ứng với từng chương.
    Chương 1:
    TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIẢI
    QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
    QUỐC GIA TRÊN BIỂN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...