Luận Văn Chữ Nôm tự tạo trong Lục Vân Tiên truyện và Phú bần truyện diễn ca

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
    Trường: ĐHQG HN
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: .doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 89
    Lục Vân Tiên truyện (gọi tắt là Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu và Phú bần truyện diễn ca (gọi tắt là Phú bần) của Trương Minh Ký là hai tác phẩm văn học Nôm Nam bộ của hai tác giả tiêu biểu của miền Nam cuối Thế kỷ 19 – thời kỳ mà chữ Nôm đã hoàn chỉnh về phương thức cấu tạo và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong việc ghi chép, lưu giữ và truyền bá nền văn văn hóa, văn học và lịch sử hào hùng của dân tộc. Vân Tiên và Phú bần là hai tác phẩm Nôm bác học. Vân Tiên được ra đời dưới ngòi bút của một nhà thơ, một nhà chí sĩ cách mạng nổi tiếng của vùng đất Nam bộ Nguyễn Đình Chiểu, còn Phú bần lại là một tác phẩm văn học Nôm được phóng tác thành thơ từ một truyện ngắn của Pháp có tên là “Riche et pauvre” (Giàu và nghèo). Ông là một nhà báo, nhà giáo, một dịch giả văn học vang bóng một thời trên diễn đàn văn học Gia Định lúc bấy giờ. Hai tác phẩm Nôm này tuy được viết bởi hai tác giả cùng là người Nam bộ nhưng ngoài những nét chung, giống nhau như cùng dùng hệ thống chữ Nôm chung thể hiện tác phẩm và sử dụng ngôn từ mang đậm tính chất địa phương, song vẫn mang những nét sáng tạo rất riêng theo quy luật chung trong việc tự tạo những chữ Nôm để ghi âm và biểu đạt ý tứ tác phẩm của mình.
    Tổng quan tài liệu gồm:
    Chương 1. Giới thuyết về chữ Nôm và giới thiệu tác giả, tác phẩm
    Chương 2. Chữ Nôm tự tạo trong hai tác phẩm
    Chương 3. Sử dụng chữ Nôm tự tạo trong hai tác phẩm
    Phần 1: Dẫn nhập
    Phần 2: Nội dung chính
    Phần 3. Kết luận
     
Đang tải...