Tiểu Luận Chữ Nhân trong luận thuyết Ngũ Thường của Khổng Tử

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.
    Nét đặc trưng của triết học Trung Hoa là có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước. Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam.
    Theo Nho giáo mọi thành viên trong xã hội đều bị trói buộc bởi Ngũ Thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ngũ Thường quy định hành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong những phạm trù đạo đức ấy, chữ “nhân” ( ) được Khổng Tử đề cập nhiều nhất và được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản, quy định bản tính con người trong quan hệ giữa người và người từ gia tộc đến xã hội. Để hiểu hơn về chữ “nhân” của Khổng Tử, em thực hiện đề tài “Chữ Nhân trong luận thuyết Ngũ Thường của Khổng Tử”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...