Chuyên Đề Chủ nghĩa thực dụng trong chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clin

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU: 3
    PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 5
    Chương I: Tổng quan về chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời tổng thống Bill Clinton. 5
    1. Chính sách nhân quyền của Mỹ. 5
    1.1. Chính sách nhân quyền của Mỹ nói chung. 5
    1.2. Chính sách nhân quyền của Mỹ dưới thời tổng thống Bill Clinton: 14
    2. Khái quát về chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời tổng thống Bill Clinton: 19
    2.1. Sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề nhân quyền của Mỹ và Trung Quốc: 19
    2.1.1. Các điểm khác biệt: 19
    2.1.2. Nguyên nhân của sự khác biệt: 21
    2.2. Một số đặc điểm trong chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời tổng thống Bill Clinton: 22
    2.2.1. Tính không nhất quán theo thời gian: 22
    2.2.2. Tính linh hoạt: 23
    Chương II: Tính thực dụng trong chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời tổng thống Bill Clinton: 24
    1. Nguồn gốc của tính thực dụng: 24
    1.1. Khái quát về chủ nghĩa thực dụng: 24
    1.2. Các nguồn gốc của chủ nghĩa thực dụng trong chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton: 25
    1.2.1. Sự tiếp nối: 25
    1.2.2. Dấu ấn của chính quyền Bill Clinton: Những tính toán mang tính chất thời điểm: 27
    2. Biểu hiện của tính thực dụng: 28
    2.1. Sự thay đổi trong nội dung của chính sách nhân quyền: 28
    2.1.1. Nội dung đề cao vai trò của Liên hợp Quốc: 29
    2.1.2. Nội dung tự do trong các vấn đề ngôn luận, sắc tộc, tôn giáo: 31
    2.1.3. Nội dung đảm bảo chất lượng sống của con người: 33
    2.2. Chính sách nhân quyền được sử dụng như một công cụ: 34
    2.3. Chính sách nhân quyền được thực hiện không nhất quán qua các thời kỳ: 36
    2.3.1. 2 năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất: 36
    2.3.2. 2 năm sau của nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất: 38
    2.3.3. Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai: 40
    3. Một số nhận xét: 42
    Chương III: Trường hợp nghiên cứu điển hình: Chính sách nhân quyền của Mỹ và vịêc triển khai quy chế tối huệ quốc với Trung Quốc: 44
    1. Khái quát về tình huống nghiên cứu: 44
    2. Sự phản ánh của chủ nghĩa thực dụng. 46
    2.1. Trong việc triển khai quy chế tối huệ quốc của Mỹ với Trung Quốc, chính quyền Clinton chưa bao giờ đặt chính nội dung nhân quyền làm yếu tố chi phối 46
    2.2. Việc triển khai quy chế tối huệ quốc với Trung Quốc của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhân tố lợi ích: 48
    PHẦN KẾT LUẬN: 50
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH: 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET: 56


    PHẦN MỞ ĐẦU:Trong bài phỏng vấn dài 50 phút với báo US Today, Tổng thống Bill Clinton đã phát biểu: “Sớm hay muộn, sẽ đến một lúc nào đó, chúng ta nhận ra rằng chủ nghĩa thực dụng là một nguyên tắc của nền dân chủ”[66]. Thời điểm Bill Clinton đưa ra lời phát biểu này là vào năm 2005, tức 5 năm sau khi rời Nhà Trắng, chính vì thế, nó có thể được coi như một chiêm nghiệm từ chính những tháng năm làm Tổng thống của chính trị gia lão luyện này. Nói một cách khác, nó chứng tỏ, nước Mỹ dưới những năm tháng của chính quyền Clinton, ở một góc độ nào đó, là một nước Mỹ thực dụng.
    Trong suốt tám năm làm ông chủ Nhà Trắng (1991- 1999), Tổng thống Bill Clinton đã thể hiện sự thực dụng trong các chính sách trên hầu hết các lĩnh vực. Mỗi chính sách được đưa ra là sự tính toán cho lợi ích của nước Mỹ nhiều hơn là những giá trị, những lý tưởng vẫn hàng ngày được rao giảng. Sự biểu hiện của chủ nghĩa thực dụng lên đến cao nhất khi nó xuất hiện cả trong lĩnh vực vốn mang đậm tính chất lý tưởng, luôn được coi là một trong những “đặc sản” của giá trị Mỹ, tinh thần Mỹ- lĩnh vực nhân quyền. Và tất nhiên, “mảnh đất màu mỡ” nhất cho chủ nghĩa thực dụng trong chính sách nhân quyền của Mỹ phát triển sẽ là nơi mà ở đó, những giá trị nhân quyền với những tính toán về lợi ích có sự cạnh tranh khốc liệt nhất. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa những năm đầu sau Chiến tranh lạnh đáp ứng được đầy đủ yêu cầu này: Đó là một quốc gia nằm ở hệ giá trị đối lập hoàn toàn với nước Mỹ trên mọi mặt mà nhân quyền là một trong những khía cạnh nổi trội nhất nhưng đồng thời, đó cũng là một cường quốc đang nổi lên ngày càng mạnh mẽ, hứa hẹn sẽ mang đến cho Hoa Kỳ những nguồn lợi khổng lồ về mọi mặt an ninh, kinh tế, chính trị nếu hợp tác và ngược lại, đầy rẫy cản trở, khó khăn nếu xung đột xảy ra. Chính tính “khốc liệt” trong cuộc cạnh tranh này đã khiến cho chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton trở nên vô cùng hấp dẫn vì nó sẽ phản ánh rõ, đâu mới là tư tưởng cao nhất, chi phối mạnh mẽ tới các bước đi của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
    Sự hấp dẫn đó là lý do chính khiến tôi quyết định chọn đề tài : “Chủ nghĩa thực dụng trong chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1991- 1999)” để nghiên cứu với mong muốn sẽ mô tả và làm rõ ở một mức độ nhất định bên thắng cuộc trong cuộc cạnh tranh thú vị kể trên: Chủ nghĩa thực dụng. Bài khóa luận bao gồm ba chương chính:
    Chương I là phần tổng quan về chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời tổng thống Bill Clinton.
    Chương 2 cũng chính là phần nội dung chính của khóa luận sẽ tập trung phân tích chủ nghĩa thực dụng trong chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton ở hai khía cạnh nguồn gốc và biểu hiện. Cuối cùng, trong chương 3, khóa luận sẽ nghiên cứu một trường hợp điển hình thể hiện rõ chủ nghĩa thực dụng trong chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton: Cách xử lý của chính quyền Clinton với việc cho phép Trung Quốc được hưởng quy chế tối huệ quốc.
    Trên thực tế, tất cả các vấn đề như chủ nghĩa thực dụng, chính sách nhân quyền Mỹ, quan hệ Mỹ- Trung hay các vấn đề đối ngoại dưới triều đại Bill Cliton đều là những vấn đề đã thu hút rất nhiều ý kiến đánh giá của các học giả. Chính vì thế, trong khóa luận này, người viết không có tham vọng đưa ra các nội dung mang tính mới mẻ, đột phá mà muốn đưa ra các phân tích theo hướng có thể tổng hợp lại tất cả các nội dung trên để từ đó, rút ra được một cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về chủ nghĩa thực dụng trong chính sách nhân quyền của Mỹ với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...