Chuyên Đề Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam - Hồ Chí Minh, một tầm nhìn triết học

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam - Hồ Chí Minh, một tầm nhìn triết học


    Dân tộc Việt Nam ta trong quá trình đấu tranh và xây dựng đã hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Việt Nam Và ngày nay đã phát triển lên đỉnh cao mới mà ở đó chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đã kết tinh cả chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, chủ nghĩa nhân văn Đông Tây và nhân lại xưa nay- có tác dụng định hướng lớn và phát huy cao độ nội lực trong phát triển, hiện đại hóa và hội nhập. Chủ nghĩa nhân văn này không chỉ là giá trị về mặt văn hóa mà còn có tầm tinh hoa, tầm triết học, thực sự là như một triết học. Nó cũng là một cơ sở và nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật nhân văn. Do đó, khác với nhiều bài viết khác cùng chủ đề, bài viết này là luận ở góc đội triết học là chính.

    I- Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam hướng tới chủ nghĩa nhân văn mácxít cần phát huy trong thời kỳ mới

    1- Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam

    Trong lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam ta, thấy rằng có một số nhà trí thức hoặc một số lãnh tụ của dân tộc thường bàn về các triết lý Nho giáo, triết lý Phật giáo, triết lý yêu nước và nhân ái Việt Nam hoặc sau này là một số triết lý và tư tưởng phương Tây như là những tư tưởng triết học về giải phóng con người (cá nhân) trần gian gắn liền với chính trị, gắn liền với đời sống nhân sinh.

    Công bằng mà nói dân tộc ta ít để lại những nhà triết học và những lý thuyết triết học thật sự. Nhưng điều đó không có nghĩa là dân tộc ta không có tư tưởng triết học. Triết học là tinh hoa của một nền văn hóa nhất định. Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa lâu đời nên có chiều sâu triết học của nó.

    Chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu và giáo dục có hệ thống chủ nghĩa nhân văn Việt Nam nhất là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là việc làm thật sự cần thiết. Gần đây có một số sách đã xuất bản nói về lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử văn hóa Việt Nam, tư tưởng triết học Việt Nam, thực chất là theo hướng đó. Tuy rằng việc làm trên cần được tốt hơn nữa để tạo ra sự nhận thức nhất quan về bản sắc, bản linh và sức mạnh văn hóa Việt Nam. Có thể nói rằng chủ nghĩa nhân văn (yêu nước và nhân nghĩa) Việt Nam là kết tinh, thể hiện tập trung và nổi bật nhất bản sắc và bản lĩnh đó. Tinh túy ấy thực chất là tư tưởng triết học Việt Nam từ truyền thống lên hiện đại.

    Để hiểu những tư tưởng triết học của nền văn hóa ấy, chúng ta phải làm nhiệm vụ phân tích, hệ thống hóa nó, xây dựng thành một lý thuyết triết học thật sự mang sắc thái dân tộc Việt Nam, trí tuệ và tình cảm Việt Nam. Ngày nay chúng ta có điều kiện làm việc đó dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống này bao gồm những tư tưởng của các nhà chính trị các nhà trí thức và bao gồm cả những triết lý cơ bản trong dân gian. Tất cả những điều đó tổng hợp lại thành một hệ thống giá trị thể hiện cả mặt trí tuệ, ý chí, khí phách, tình cảm và đạo lý. Hệ thống đó có nội dung đa dạng, nhiều cấp độ nhưng nói chung có bản chất nhân bản, nhân đạo, nhân văn. Do đó có thể khái quát bằng một tên gọi là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam trong suốt 4000 năm lịch sử có tư tưởng cốt lõi của nó. Đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và nhân nghĩa Việt Nam. Có thể sử dụng hai khái niệm của chủ nghĩa này để diễn đạt các phương diện tư tưởng và văn hóa Việt Nam. Nhưng theo chúng tôi chủ nghĩa nhân văn rộng hơn khái niệm chủ nghĩa yêu nước, bởi vì tư tưởng yêu nước là tư tưởng nhân văn chủ đạo của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó còn có thành ohần cơ bản khác là nhân nghĩa Việt Nam. Do đó, gần đây khái niệm về chủ nghĩa nhân văn Việt Nam đã được giới khoa học chú ý nghiên cứu có hệ thống và sâu hơn nhưng vẫn chưa có chiều sâu triết học.

    Có thể trình bày chủ nghĩa nhân văn Việt Nam theo quá trình lịch sử tư tưởng gắn với quá trình lao động và đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Nhưng trước hết chúng tôi muốn trình bày về mặt lôgíchh, tổng quát mang tính lý luận triết học, làm nổi bật những nội dung quan trọng của nó. Điều đó còn nhằm mục đích luận chứng cho quan niệm chủ nghĩa nhân văn Việt Nam với tư cách là một triết học theo cách nhìn hiện đại ngày nay.

    Có thể nói rằng trung tâm của sự suy nghĩ, sự biện luận, sự cảm nhận và hành động của con người Việt Nam là xoay xung quanh số phận của con người, số phận của dân tộc trong quá trình đấu tranh và lao động. Đúng là dân tộc ít bàn về thế giới tự
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...