Chuyên Đề Chủ nghĩa nhân văn Mác - Hồ Chí Minh với định hướng nhân văn của sự phát triển đất nước

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Chủ nghĩa nhân văn Mác - Hồ Chí Minh với định hướng
    nhân văn của sự phát triển đất nước

    Bài này, chúng tôi muốn trình bày một số vấn đề vận dụng chủ nghĩa nhân văn Mác- Hồ Chí Minh theo góc nhìn duy vật nhân văn để phân tích, nhận thức sự phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vấn đề này cũng đã có một số nghiên cứu, cho nên chúng tôi chỉ nêu khái quát như một cách tiếp cận mà không phân tích chi tiết để bạn đọc cùng tham khảo.

    Bài viết chủ yếu tổng hợp từ một số nghiên cứu của tác giả mấy năm trước đây.

    I- "Chủ nghĩa cộng sản coi như chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị = chủ nghĩa nhân đạo"

    Trong bối cảnh mới của thời đại với sự xuất hiện kinh tế tri thức, toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự xung đột dân tộc và tôn giáo gia tăng ở một số khu vực trên thế giới, trong khi đó hệ thống chủ nghĩa xã hội trước đây đã rơi vào khủng hoảng và thoái trào, một sốt ít nước đổi mới cải cách thành công, nhưng thử thách còn nhiều dù thời cơ, cơ hội phát triển cũng rất lớn. Việc nhận thức lại định nghĩa lại chủ nghĩa xã hội trong di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác dưới ánh sáng mới của thời cuộc đang là một yêu cầu bức thiết.

    Nhân dịp kỷ niệm 160 năm (2004) ra đời tác phẩm đầu tay nổi tiếng của Mác "Bản thảo kinh tế - triết học 1844", tôi đã trình bày suy nghĩ và nhận thức của mình từ một luận điểm có ý nghĩa tuyên ngôn và vạch thời đại của chủ nghĩa Mác, như sau.

    Mác và Ăngghen nghiên cứu triết học, kinh tế, xã hội chính trị hay nghiên cứu giới tự nhiên thì nội dung trung tâm, mục đích hướng tới vẫn là vần đề của chủ nghĩa cộng sản.

    Nhưng tuỳ theo từng thời kỳ mà có những nhận thức khác nhau về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, khác nhau ở cách tiếp cận, góc nhìn. Đối với chúng ta ngày nay cũng phải có phương pháp tiếp cận như vậy.

    1-Từ góc nhìn chủ nghĩa cộng sản theo cấu trúc luận khoa học.

    Có nhiều cách định nghĩa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản: định nghĩa theo tiến trình, hay theo cấu trúc, hay theo hành động cách mạng, hay theo mục đích, theo bản chất cốt lõi, hoặc tổng thể, theo toàn bộ hay theo từng mặt. Định nghĩa của của Mác trong Bản thảo nói trên, khi cho rằng "chủ nghĩa cộng sản coi như chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị = chủ nghĩa nhân đạo", dù lúc đó còn có phần trừu tượng, nhưng cơ bản là một nhận thức sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa cộng sản - tức vạch một hướng đúng.

    Trước đây, chúng ta nhắc tới nhiều và thực hiện cũng quyết liệt công thức của Mác - Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”: chủ nghĩa cộng sản = xóa bỏ chế độ tư hữu (tư bản chủ nghĩa). Về công thức này, ở góc nhìn lý luận thì hiểu đúng không khó, nhưng khi vận dụng vào hoàn cảnh từng nước thì thì sai nhiều, tức là hiểu sai về thực chất: nôn nóng xóa bỏ chế độ tư hữu trong điều kiện trình độ kinh tế phát triển còn thấp. Chúng ta cũng nói nhiều về chủ nghĩa xã hội là chính quyền xô viết (dân chủ vô sản) + điện khi hóa toàn quốc và chủ nghĩa xã hội, “chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực”. Tuy nhiên, qua thành công và sự khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, những người cộng sản cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, nhận ra đúng sai trong quá trình nhận thức và vận dụng các luận điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội vào hiện thực từng nước.

    Sang thời kỷ Đổi mới, chúng ta đã nhìn lại NEP của Lênin. Rằng chủ nghĩa xã hội là NEP = chủ nghĩa tư bản nhà nước = kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rồi chúng ta cũng bàn luận nhiều hơn quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là hay “Độc lập và tự do”, “dân chủ và giàu mạnh”, hoặc xây dựng Việt Nam Dân chủ- Cộng hòa- Độc lập- Tự do- Ấm no- Hạnh phúc cho mọi người Hoặc chủ nghĩa xã hội là hướng tới “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chủ nghĩa xã hội = giải phóng lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa + chủ nghĩa tư bản nhà nước + nhà nước pháp quyền + nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hoặc CNXH = hiện đại hóa+ kinh tế thị trường + nhà nước pháp quuyền + xã hội dân sự+ nền văn hóa nhân văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...