Tiểu Luận chủ nghĩa nhân đạo trong Nho Giáo

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu chủ nghĩa nhân đạo trong Nho Giáo
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ :
    Trong lịch sử phát triển hàng mấy nghìn năm của văn hoá truyền thống Trung Quốc, Nho - Đạo - Phật, luôn luôn là những dòng tư tưởng chủ yếu. Cùng với sự phát triển đó, Nho - Đạo - Phật luôn luôn đồng hành, luôn hấp thụ ,hỗ trợ và bổ xung cho nhau, và điều đó có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của văn hoá Trung Quốc và gián tiếp ảnh hưởng tới văn hoá Việt Nam .Về sự đóng góp đó, Đạo gia và Nho gia có những nét đặc thù. Đây chính là vấn đề mà chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu.
    Điều đầu tiên cần nói rõ đó là triết học nhân sinh Đạo gia - nếu không mở vấn đề từ góc độ này thì khó lý giải cho rõ ràng giá trị lịch sử của tư tưởng Đạo gia. Bởi vì, hạt nhân của tư tưởng Đạo gia do Lão Tử sáng tạo chính là triết học nhân sinh. “Sự phát triển của toàn bộ hệ thống triết học Lão Tử là từ Vũ trụ luận phát triển đến nhân sinh luận, rồi lại từ nhân sinh luận đến chính trị luận. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu động cơ chân chính của tư tưởng Lão Tử thì chúng ta hiểu rằng “ hình thượng học” của Lão Tử được xây dựng để đáp ứng nhu cầu nhân sinh và chính trị ( Trần Cổ Ưng-“ Lão Tử”, chú dịch và phê bình). Còn đối với triết học nhân sinh Nho gia, chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh nhân đạo chủ nghĩa. Có thể nói chủ nghĩa nhân đạo có nội dung phát triển qua nhiều chặng khác nhau,và cho đến nay,về mặt lí luận,nội dung của khái niệm này vẫn còn đang di động. Căn cứ vào lí luận hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử ,mà người ta định tên cho các loại chủ nghĩa nhân đạo khác nhau. Nhưng xét về logic, ta có thể nói chủ nghĩa nhân đạo tập trung chính kiến trong ý tưởng “tất cả vì hạnh phúc của con người ,loài người”. Đó cũng là lí tưởng chính trị xã hội , lí tưởng đạo đức cao cả mà chúng ta đang đấu tranh để thực hiện .Bởi lẽ, Nho giáo trong toàn bộ sự trường tồn của mình ,đã tìm ra một điểm tựa về logic vô cùng khôn khéo ,đó là lẽ phải thông thường. Như Hengel đã từng nhận xét ,lẽ phải thông thường bao giờ cũng đầy mâu thuẫn ,vừa hàm chứa những yếu tố lương tri ,vừa phản ánh những “thành kiến của mọi thời đại ” .Chính là nhờ việc biến những nguyên tắc của học thuyết thành lẽ phải thông thường ,thành chân lí ứng dụng ,mà Nho giáo luôn tìm được sự đồng tình ,chia sẻ của một đa số thiếu nhận thức triệt để.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...