Tiểu Luận Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương được thể hiện ở những phương diện nào?

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương được thể hiện ở những phương diện nào?​
    Information
    Đề tài
    Không phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn. Nếu trong chủ nghĩa cổ điển đề tài là cảnh sống giàu có, hành động đấu tranh cho lý tưởng cao cả của những ông hoàng bà chúa hoàn toàn không đề cập đế những khía cạnh đời sống của những tầng lớp dưới( những người bình dân). Thì ở chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề của cuộc sống, mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang nhau trở thành đề tài cho văn học nghệ thuật.
    Nhân vật
    Mọi người dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều được phản ánh qua các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, không phân biệt giai cấp, mọi người đều có quyền bước chân vào văn học. Văn học lãng mạn đã thành công khi thể hiện hình ảnh "đám đông" quần chúng với những kiếp người đau khổ. Vd: Hình ảnh đám đông trong Nhà thờ đức bà Paris của Victor Hugo.
    Thể loại
    Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học không có sự phân biệt thiếu dân chủ (như trong chủ nghĩa cổ điển) không phân chia thể loại cao cả và thấp hèn, nhưng thể loại thích hợp và được sử dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình và tiểu thuyết.
    Ngôn ngữ
    Câu văn trở nên linh hoạt, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều hơn.
    CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN:
    thuật ngữ chỉ chung các trào lưu văn học nghệ thuật ra đời vào khoảng cuối thế kỉ 18 và phát triển nhất vào thế kỉ 19 ở nhiều nước phương Tây. CNLM chủ trương dựa chủ yếu vào tình cảm và ước mơ, tưởng tượng của người nghệ sĩ để sáng tác. Thực tiễn cuộc sống cũng thông qua sự cảm nhận chủ quan và khát vọng riêng tư của từng nghệ sĩ để tự biểu hiện, chứ không dựa hẳn vào thực tại khách quan và sự miêu tả phân tích cụ thể của tác giả như trong chủ nghĩa hiện thực. CNLM xuất hiện ở Anh vào thế kỉ 18 với các nhà thơ được xem là những nhà tiền lãng mạn chủ nghĩa như Kisơ (E. E. Kisch), Câulơrit (S. T. Coleridge), Yăng (Ch. A. Young), Bairơn (G. G. N. Byron) và các nhà tiểu thuyết như Richơtxơn (S. Richardson), Gônxmit (O. Goldsmith), Xcôt (W. Scott). Từ Anh, trào lưu ấy lan ra khắp Châu Âu, phát triển cả vào kịch thành kịch bi lụy, "làm rơi nước mắt". Nhà triết học Đức Slêghen (F. Schlegel) đặt ra từ "romantish" để gọi trào lưu này và ở Pháp, nhà văn Thuỵ Sĩ gốc Pháp - bà Xtaen (G. N. Staël) là người đầu tiên dùng từ "romantisme". Đến thế kỉ 19, ở Pháp CNLM phát triển thành một trào lưu có hệ thống luận điểm, có phương pháp sáng tác riêng, phổ biến trên mọi lĩnh vực, thơ, tiểu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...