Tiểu Luận Chủ nghĩa lãng mạn trong phong trào thơ mới

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
    Mở đầu


    Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong văn chương bằng những tác phẩm văn học Pháp vào thế kỉ thứ XIX. Sau đó, nó ngày càng trở nên phổ biến trong các tác phẩm văn chương. Và theo thời gian, bằng những tác phẩm suất sắc của mình, chủ nghĩa lãng mạn ngày càng khẳng định được vị trí, những đóng góp của mình đối với nền văn học nói chung.


    Một trong những đặc điểm nổi bật nhất, mang đậm dấu ấn riêng của chủ nghĩa lãng mạn chính là việc đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao cái “tôi” rất riêng của nhà thơ thay vì cái “ta” chung trong chủ nghĩa cổ điển. Lần đầu tiên, những ý thức cá nhân, những quan điểm, khuynh hướng thẩm mỹ, xúc cảm, con mắt cá nhân được đề cao và được coi như là trung tâm của văn chương. Nhà nghệ sĩ mạnh dạn bày tỏ hình ảnh của chính mình, đưa một cái “Tôi” nhân vật rất đậm nét vào trong văn chương.


    Nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, có thể kể tên hàng loạt loạt các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: René của François-René de Chateaubriand; Alphonse de Lamartine với tập thơ Trầm tư; Alfred de Musset với truyện ngắn Lời bộc bạch của những đứa con thời đại; George Sand với tiểu thuyết Cái đầm ma; Victor Hugo với tập thơ Tia sáng và bóng tối, tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ, kịch Hernani.


    Với văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn thực sự mang dấu ấn đậm nét sau khi sự ra đời của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Đây là giai đoạn mà văn học Việt Nam có sự đổi mới, cách tân vô cùng kì diệu, có sự chiến đấu mãnh liệt giữa yếu tố cũ - yếu tố mới và kết quả là hang loạt những tác giả, tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, đem đến một hơi thở, một tiếng nói rất riêng, một “luồng gió mới lạ” cho nền văn học nước nhà.


    Nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, đến Thơ mới, người ta không thể không nghĩ đến Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”, người đã góp phần đưa Thơ mới lên đến giai đoạn đỉnh cao nhất của nó.
    Trong thơ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy dấu ấn đậm nét, cảm hứng lãng mạn im đậm trong mỗi vần thơ, thấm vào từng câu chữ, tứ thơ, thể hiện qua cả hình thức và nội dung tác phẩm.


    Trong bài viết này, do sự hiểu biết còn hạn hẹp và thời lượng không cho phép, em chỉ xin khai thác một khía cạnh trong thơ Xuân Diệu: Đó là khía cạnh thời gian nghệ thuật. Chắc hẳn, bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong thày góp ý cho em để bài viết được hoàn thiện hơn.

    [TABLE="width: 500"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. Chủ nghĩa lãng mạn[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Lãng mạn được[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Chủ nghĩa lãng mạn[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Các nguyên lý cơ bản[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]a. Đề cao mộng tưởng[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]b. Đề cao tình cảm[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]c. Đề cao sự tự do[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương được thể hiện qua một số đặc điểm[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]a. Đề tài[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]b. Nhân vật[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]c. Thể loại[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]d. Ngôn ngữ
    [/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. Phong trào Thơ mới và tác gia Xuân Diệu[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. Lý thuyết chung về thời gian[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Từ trước đến nay, thời gian luôn được xem là một vấn đề khó có thể định nghĩa rạch ròi, chính xác[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Thời gian trong chủ nghĩa lãng mạn[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]IV. Một vài quan niệm về thời gian trước Xuân Diệu[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]V. Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Xuân Diệu và bản lĩnh “chiếm lĩnh thời gian”[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. So sánh thời gian trong thơ Xuân Diệu và một số nhà Thơ mới khác[/TD]
    [TD]19[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VI. Kết luận[/TD]
    [TD]21[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tài liệu tham khảo[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...