Tài liệu Chủ nghĩa hiến pháp và những yếu tố cấu thành

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ nghĩa hiến pháp và những yếu tố cấu thành




    Khái niệm




    Chủ nghĩa Hiến pháp trong tiếng Anh là Constitutionalism; có người dịch là chủ nghĩa hợp hiến, có người dịch là “chủ nghĩa hiến pháp”, có người dịch là “chủ nghĩa lập hiến”. Theo quan điểm của tôi, dịch là “chủ nghĩa hiến pháp” đúng hơn, bao quát hơn.


    Nội hàm của khái niệm “chủ nghĩa” đang là một trong những vấn đề rất lớn trong lý luận của khoa học pháp lý hiện nay ở Việt Nam. Từ điển Bách khoa định nghĩa: Chủ nghĩa là học thuyết hay một hệ thống lý luận về chính trị, triết học, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật thể hiện bằng quan niệm, quan điểm, lập trường, khuynh hướng, phương pháp luận, phương pháp sáng tác do một người hoặc một tập thể các nhóm người đề xướng (1). Từ điển Chính quyền và Chính trị Hoa Kỳ của Jay M. Shafritz ghi: “Chủ nghĩa Hiến pháp là là sự phát triển của những tư tưởng hợp hiến qua nhiều thời đại. Trong khi lý luận cổ điển về hiến pháp thường phải quay về với những tư tưởng của Aristotle, thì của lý luận hiến pháp hiện đại lại xuất phát từ những tư tưởng khế ước xã hội thế kỷ 17. Những biểu hiện đặc trưng của hiến pháp là khái niệm về một Chính phủ hữu hạn mà thẩm quyền tối hậu của nó luôn luôn phải tuân thủ sự đồng ý của những người bị cai trị”.


    Chủ nghĩa hiến pháp hay pháp quyền có nghĩa là quyền lực của lãnh đạo và các cơ quan Chính phủ bị giới hạn, và những giới hạn đó có thể được thực hiện thông qua những quy trình định sẵn. Là một bộ phận của học thuyết nhà nước pháp quyền, Hiến pháp quy định một chính quyền hợp pháp có trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích của toàn thể cộng đồng và bảo vệ quyền của từng cá nhân.


    Chính phủ hiến pháp bắt nguồn từ những ý tưởng chính trị tự do ở Tây Âu và Hoa Kỳ là hình thức bảo vệ quyền cá nhân đối với sinh mạng và tài sản, tự do tôn

    giáo và ngôn luận. #ể bảo đảm những quyền này, những người soạn thảo hiến pháp đã nhấn mạnh kiểm soát đối với quyền lực của mỗi ngành trong Chính phủ, bình đẳng trước pháp luật, tòa án công bằng và tách biệt nhà thờ khỏi nhà nước. Những đại biểu điển hình của truyền thống này là nhà thơ John Milton, luật gia Edward Coke và William Blackstone, các chính khách như Thomas Jefferson và James Madison, và những triết gia như Thomas Hobbes, John Locke, Adam Smith, Baron de Montesquieu, John Stuart Mill.


    Chính phủ hợp hiến hiện đại gắn bó chặt chẽ với kinh tế và quyền lực của túi tiền, do ý tưởng cho rằng, những ai đóng thuế cho Chính phủ hoạt động phải được đại diện trong Chính phủ đó. Nguyên tắc cung cấp kinh tế và giải quyết khiếu nại đi đôi với nhau là yếu tố mấu chốt của Chính phủ hợp hiến hiện đại; sự phát triển của các thể chế đại diện và tinh thần đoàn kết dân tộc đối lập với sự tuân thủ tượng trưng đối với nhà Vua và tòa án, đã hạn chế có hiệu quả trên thực tế quyền lực của nhà Vua.


    Tuy nhiên, những điều khoản của Dự luật về các quyền năm 1689 cho thấy, Cách mạng Anh không chỉ nhằm bảo vệ quyền về tài sản (theo nghĩa hẹp) mà còn thiết lập những quyền tự do mà những người theo chủ nghĩa tự do tin là rất cần thiết đối với nhân phẩm và giá trị đạo lý của con người. “Những quyền của con người” được nêu ra trong Dự luật về Quyền của Anh dần được công bố cả bên ngoài nước Anh, đặc biệt trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp năm 1789. Thế kỷ 18 đã chứng kiến sự xuất hiện của Chính phủ hợp hiến ở Hoa Kỳ và Pháp, và thế kỷ 19 có sự mở rộng của Chính phủ này với mức độ thành công khác nhau ở Đức, Italia và những nước phương Tây khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...