Tiểu Luận Chủ nghĩa duy vật biên chứng trong biện chứng tự nhiên của Ăngghen

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong hệ thống các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen là một tác phẩm triết học lớn. Trong tác phẩm, Ph.Ăngghen đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng để phê phán các quan điểm tư sản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tư tưởng trung tâm của tác phẩm là tư tưởng về các hình thái vận động của vật chất. Chính dựa trên tư tưởng này, Ph.Ăngghen dự định xây dựng một tác phẩm – về con đường phát triển biện chứng khách quan của tự nhiên tiến đến sự phát triển kinh tế của xã hội loài người – tiếp nối bộ "Tư bản" của K. Marx để cùng với "Tư bản" tạo nên một công trình hoàn chỉnh về học thuyết Marxist, chứ không có ý định viết một cuốn sách phổ thông về phép biện chứng và cũng không chỉ dừng lại ở sự khái quát lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên. Xuất phát từ các hình thái vận động của vật chất, Ph.Ăngghen xác định đối tượng của các khoa học, lấy sự phụ thuộc lẫn nhau của các khoa học làm nguyên tắc chung để phân loại chúng. Theo Ph.Ăngghen, vật chất vận động từ thấp lên cao, từ vận động cơ học đến vận động hoá học, sinh học và cao hơn cả là sự vận động của xã hội loài người. Tương ứng với các hình thức vận động đó của vật chất – trong quá trình lịch sử – là các khoa học: cơ học, vật lí học, hoá học, sinh học, khoa học xã hội. Nhận thức phải đi từ các hình thái vận động thấp đến các hình thái vận động cao hơn. Sự chuyển hoá từ một hình thái vận động này sang một hình thái vận động khác cao hơn bao giờ cũng là một bước nhảy vọt, một quá trình biện chứng. Vì vậy các khoa học nghiên cứu về chúng cũng phải phản ánh được phép biện chứng đó. Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng quan điểm máy móc, siêu hình về giới tự nhiên đang sụp đổ do sự phát triển của khoa học tự nhiên và buộc phải nhường chỗ cho quan điểm biện chứng. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với các nhà khoa học tự nhiên là cần chuyển từ tư duy siêu hình sang tư duy biện chứng, phải tự giác nắm lấy phép biện chứng. Engels còn đề cập đến hàng loạt các vấn đề triết học khác như các quy luật cơ bản và các phạm trù của phép biện chứng được rút ra từ trong tự nhiên, vấn đề lí thuyết tiến hoá C. Darwin, vấn đề vai trò của lao động trong sự hình thành con người. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi đã nghiên cứu đề tài: "Nội dung cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...