Chuyên Đề Chủ nghĩa duy lý trong triết học Descartes

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN NHẬP

    Nền triết học phương Tây ra đời vào giai đoạn 600 – 430 trước Công nguyên và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên đến thời Descartes triết học đã bước sang một giai đoạn mới. “Hegel, nhà triết học Đức đã đánh giá vai trò triết học của Descartes là “đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học” Tây Âu thời Cận đại. Có nghĩa là “Ông đã tạo ra một bước rẽ, một bước ngoặt trong hành trình phát triển của triết học Tây Âu.” Sự ảnh hưởng không nhỏ bởi dòng tư tưởng triết học duy lý của René Descartes là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Pháp thế kỷ XVII mà còn của cả nhân loại, trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xã hội Tây phương .


    Trong suốt dòng lịch sử triết học nhân loại, nhất là nền triết học phương Tây, người ta khó tìm thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đã có được một câu nói có thể đi sâu vào ý thức của tầng lớp đại chúng, dù thuộc về triết học hay không, như câu nói “Cogito ergo sum” (Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu) của nhà triết học René Descartes. “Tôi tư duy tức là tôi hiện hữu” – câu nói bất hủ và cũng là nguyên lý chính trong học thuyết của ông – triết học duy lý với tinh thần hoài nghi – một nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Chính vì thế mà người viết đã chọn đề tài “chủ nghĩa duy lý trong triết học Descartes” cho bài viết của mình.


    Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định của một bài viết không phải là một bài khảo cứu chuyên ngành nên sự cho phép ở đây chỉ được giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về chủ nghĩa duy lý của Descartes trong triết học. Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả, phân tích lại những tài liệu đã có sẵn, bên cạnh đó cũng sử dụng phương pháp khác như nhận định để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt để làm sáng tỏ đề tài. Vì sự hiểu biết còn hạn chế và tư duy còn kém cỏi trong bài viết không sao tránh khỏi những thiếu xót, người viết mong nhận được những lời góp ý chân thành từ bạn đọc để làm kinh nghiệm cho những bài viết sau được tốt hơn. Nhưng dẫu sao đôi dòng trong bài viết cũng giúp ích một chút nào đó cho mọi người trong cuộc sống và thêm yêu mến triết học Descartes.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...