Chuyên Đề Chủ nghĩa anh hùng qua Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là những mảng tác phẩm thẻ hiện phẩm chất anh hừng của con người Việt Nam trong hai cuọc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai tác phẩm “rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “ những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và cam thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống lại giặc ngoại xâm.
    Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
    Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa à Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. Nguyễn Trung Thành sinh 1932, khi mới 18 tuổi, năm 1950, ông đã vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân Liên khu V, những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên, để sau khi tập kết ra Bắc có thể viết những cuốn tiểu thuyết cho sự nghiẹp văn chương của mình thấm đẫm tinh thần cách mạng dân tộc. Còn Nguyễn Thi sinh năm 1928, khi mới 17 tuổi, năm 1945, ông đã tham gia cách mạng rồi gia nhập lực lượng vũ trang. Ông trở thành một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời ì kháng chiến chống Mỹ. Chính từ những năm tháng tham gia chiến đấu đó, Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” ( 1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.
    Những nhân vật chính trong hai câu chuyện đều là là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc. Làng Xô Man- quê hương Tnú ở trong tầm đại bác của giặc, nơi mà từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn”. Còn Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...