Tiểu Luận Chu kỳ sống của sản phẩm và chiến lược thương hiệu

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM (PRODUCT LIFE CYCLE)
    I. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
    Khi đem bán sản phẩm của mình trên thị trường công ty nào cũng mong muốn nó
    được bán chạy và tồn tại lâu dài, khối lượng bá đạt mức cao. Tuy nhiên đó chỉ là kỳ vọng.
    Bởi vì hoàn cảnh môi trường và thị trường luôn biến đổi. Do đó, sự thích ứng của sản
    phẩm với nhu cầu thị trường cũng biến đổi theo. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới và được
    phản ánh qua sự biến đổi của khối lượng và doanh số tiêu thụ sản phẩm. Để mô tả hiện
    tượng này người ta dùng thuật ngữ “chu kỳ sống của sản phẩm”.
    Một vài định nghĩa về chu kỳ sống của sản phẩm:
    Chu kỳ sống hay vòng đời của sản phẩm là đường, hướng phát triển của doanh số, lợi
    nhuận của sản phẩm qua toàn bộ cuộc đời của nó.
    Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ
    khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường. Chu kỳ
    sống của sản phẩm có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhóm chủng loại,
    thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm.
    Sự tồn tại của chu kỳ sống là hiển nhiên, hy vọng về sự tồn tại lâu dài với doanh số
    cao đối với một sản phẩm, chủng loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản phẩm là chính đáng.
    Nhưng hy vọng đó chỉ đạt được khi công ty biết được sự diễn biến của chu kỳ sống, đặc
    điểm của nó, đồng thời có những điều chỉnh chiến lược marketing thích hợp.
    II. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm:
    Thông thường một sản phẩm thường trải qua 5 giai đoạn của vòng đời. Ở đây ta
    phân tích ba giai đoạn đầu: phát triển sản phẩm mới ( product development), giới thiệu
    (introduction), và tăng trưởng (growth).
    1. Giai đoạn phát triển sản phẩm mới (product development)
    Bắt đầu khi công ty phát hiện và phát triển ý tưởng về sản phẩm mới. Trong giai đoạn
    này doanh thu chưa có vì chưa tung sản phẩm ra thị trường và công ty phải gánh chịu chi
    phí đầu tư.
    2. Giai đoạn giới thiệu (introduction)
    Đây là giai đoạn mới tung sản phẩm ra thị trường. Nó đòi hỏi phải có thời gian và sự
    chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Mặc dù vậy mức tiêu thụ trong giai đoạn này thường tăng
    chậm chạp, khối lượng bán ít, doanh số thấp, thị phần nhỏ vì các lý do sau:
    + Công ty chậm mở rộng năng lực sản xuất.
    + Công ty còn gặp phải những vướng mắc về kỹ thuật.
    + Chậm triển khai một kênh phân phối hiệu quả.
    + Khách hàng chưa từ bỏ thói quen tiêu dùng trước đây.
    Chi phí marketing rất cao cho việc phân phối, khuyến khích tiêu thụ, dùng thử, đặc
    biệt chi phí quảng cáo cao.
    Do vậy, giai đoạn này lợi nhuận không có hoặc không đáng kể.
    Đối thủ trong giai đoạn này ít.
    3. Giai đoạn tăng trưởng: (growth)
    Khối lượng tiêu thụ và doanh số tăng nhanh, thị phần mở rộng do khách hàng đã chấp
    nhận sản phẩm; chi phí marketing tuy vẫn còn cao nhưng tỉ lệ đã giảm nhờ khối lượng
    tiêu thụ đã tăng, lợi nhuận tăng nhanh và đạt tối đa, đối thủ cạnh tranh đông lên.

    III. Chiến lược cho các giai đoạn chu kỳ sản phẩm:
    PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
    Sản phẩm mới được thể hiện bằng 2 dạng : ( 1 ) mới đối với công ty , nghĩa là công
    ty chưa hề sản xuất hay phân phối , và ( 2 ) mới đối với thị trường khi nó lần đầu tiên
    xuất hiện trên thị trường . Các dạng thức của sản phẩm mới được minh họa trong Hình
    7.3.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...